Nghị quyết 68: Bệ phóng mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW mở ra bước ngoặt chiến lược, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, tạo bệ phóng cho doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế như 'khoán 10' cho kinh tế tư nhân Giao dịch hàng hóa qua Sở: Công cụ thị trường phù hợp tinh thần Nghị quyết 68

Nghị quyết 68-NQ/TW do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 4/5/2025, mở ra chương mới cho kinh tế tư nhân Việt Nam, khẳng định khu vực này là động lực quan trọng của nền kinh tế. Với hàng loạt chính sách đột phá, từ xóa thuế khoán đến giảm 30% chi phí hành chính, Nghị quyết không chỉ “cởi trói” mà còn tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá, góp phần giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Hùng Cường, Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.

Hiện thực hóa nghị quyết thành hành động

- Ông đánh giá thế nào về vai trò và triển vọng của doanh nghiệp tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình?

TS. Nguyễn Hùng Cường: Nghị quyết 68 thể hiện một bước chuyển mạnh mẽ trong tư duy phát triển kinh tế của Đảng, khi lần đầu tiên xác định rõ ràng rằng, kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Đây không chỉ là sự khẳng định về vai trò mà còn là sự đặt cược chiến lược vào khu vực tư nhân như một “trụ cột thứ ba” cùng với khu vực nhà nước và FDI.

TS. Nguyễn Hùng Cường
TS. Nguyễn Hùng Cường, Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Ảnh: NVCC

Triển vọng của doanh nghiệp tư nhân trong kỷ nguyên mới vì thế vô cùng rộng mở, khi được khuyến khích tham gia sâu vào các lĩnh vực cốt lõi như hạ tầng, công nghiệp quốc phòng, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng.

Với mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, rõ ràng khu vực tư nhân không còn là bổ sung mà trở thành lực đẩy chính để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hùng cường.

- Thưa ông, làm thế nào để Nghị quyết 68 thực sự hiện thực hóa thành hành động cụ thể ở các bộ, ngành, địa phương, thay vì chỉ dừng ở khẩu hiệu?

TS. Nguyễn Hùng Cường: Thách thức lớn nhất không nằm ở nội dung của Nghị quyết mà ở khâu tổ chức thực thi. Để nghị quyết 68 không rơi vào vòng luẩn quẩn của những cam kết chính sách nhưng thiếu hành động cụ thể, cần thiết phải có một cơ chế giám sát độc lập, liên ngành, trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ Chính trị, theo dõi thường xuyên và công khai đánh giá hiệu quả thực thi.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần ban hành kế hoạch hành động chi tiết, có chỉ tiêu định lượng, thời gian rõ ràng, người chịu trách nhiệm cụ thể và đặc biệt là gắn trách nhiệm chính trị của người đứng đầu với tiến độ và chất lượng thực hiện nghị quyết. Việc này phải đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, số hóa quản trị công và tháo bỏ tâm lý e dè với khu vực tư nhân, xem họ là đối tác thay vì “đối tượng quản lý”.

Mở đường cho tư nhân bứt phá

- Với tinh thần “cởi trói” cho khu vực tư nhân, theo ông, đâu là những điểm nghẽn thể chế mà Nghị quyết 68 xác định cần tháo gỡ trước tiên?

TS. Nguyễn Hùng Cường: Nghị quyết 68 đã chỉ rõ những điểm nghẽn thể chế mang tính cấu trúc lâu nay cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân, bao gồm: Cơ chế phân bổ nguồn lực thiếu công bằng; sự chồng chéo, bất nhất trong các luật liên quan đến đầu tư, đất đai, đấu thầu, doanh nghiệp và môi trường. Cùng với đó là tình trạng thanh tra, kiểm tra trùng lặp, gây phiền hà cho doanh nghiệp; đặc biệt là tâm lý hình sự hóa quan hệ kinh tế, khiến doanh nhân thiếu an tâm đầu tư.

Hiệp định IFD - cơ hội thu hẹp khoảng cách phát triểntrongAPEC
Một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 68 là tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định, an toàn, dễ thực thi, chi phí thấp, đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm khả năng cạnh tranh khu vực, toàn cầu. Ảnh minh họa

Vì vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết là hoàn thiện pháp luật theo hướng ổn định, minh bạch, nhất quán, bảo vệ quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh hợp pháp. Ngoài ra, cần cải cách mạnh mẽ thể chế tài chính và tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân dễ tiếp cận vốn, nhất là vốn dài hạn và vốn đầu tư đổi mới sáng tạo.

- Theo ông, làm sao để xây dựng được chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân - nhà nước - FDI - khối nghiên cứu, để tạo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo?

TS. Nguyễn Hùng Cường: Muốn phát triển bền vững và vươn ra thế giới, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không thể “đi một mình”.

Nghị quyết 68 đã đặt mục tiêu rõ ràng về việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo có sự tham gia đầy đủ và tương tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp tư nhân, khu vực FDI, doanh nghiệp nhà nước, các viện nghiên cứu, trường đại học và hệ thống tài chính.

Để làm được điều đó, cần nhanh chóng hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô quốc gia và vùng, có chính sách khuyến khích đầu tư chung giữa các chủ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ lõi, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, vai trò điều phối của nhà nước là then chốt, không chỉ trong việc tạo khung pháp lý và hỗ trợ tài chính mà còn trong kết nối, chia sẻ dữ liệu và xây dựng hạ tầng kỹ thuật dùng chung. Cùng với đó, hình thành các cụm liên kết ngành, vườn ươm công nghệ. Quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân, khi đó nhà nước đồng tài trợ, sẽ là giải pháp thúc đẩy liên kết hiệu quả, sáng tạo và có chiều sâu.

Xin cảm ơn ông!

Nghị quyết 68-NQ/TW nêu rõ, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài; cần được cụ thể hóa trong các chiến lược, chính sách phát triển của đất nước. Qua đó, nhằm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, kích hoạt, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh xúc động đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, khẳng định vinh dự càng cao, trách nhiệm càng lớn với sự nghiệp phát triển Thủ đô.
Nhà thầu thi công cao tốc chậm, Bộ Xây dựng yêu cầu chuyển việc cho đơn vị khác

Nhà thầu thi công cao tốc chậm, Bộ Xây dựng yêu cầu chuyển việc cho đơn vị khác

Trước thực trạng một số nhà thầu thi công chậm dự án cao tốc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu xem xét cắt chuyển khối lượng cho nhà thầu làm tốt hơn.
Tuyên Quang: Giải cứu hai vợ chồng lạc vào rừng xuyên đêm

Tuyên Quang: Giải cứu hai vợ chồng lạc vào rừng xuyên đêm

Công an tỉnh Tuyên Quang vừa giải cứu thành công hai vợ chồng đi bắt ốc bị lạc trong rừng sâu trong tình trạng đói khát, kiệt sức.
Bộ Xây dựng đưa kết quả truyền thông thành tiêu chí đánh giá thi đua

Bộ Xây dựng đưa kết quả truyền thông thành tiêu chí đánh giá thi đua

Bộ Xây dựng yêu cầu đưa kết quả truyền thông là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của đơn vị và người đứng đầu.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Theo Phó Thủ tướng, cần phải hoàn thiện thể chế để tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tạo

Tạo 'hành lang' phát triển báo chí trong kỷ nguyên số

Hội thảo "Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số" đã diễn ra với nhiều ý kiến đóng góp đối với việc sửa đổi Luật Báo chí.
Lào Cai: Khuyến cáo người dân về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Lào Cai: Khuyến cáo người dân về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra nhiều sự cố và tai nạn điện trong dân do các hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp...
Lai Châu: Xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng, 5 người mất tích

Lai Châu: Xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng, 5 người mất tích

Tại công trường công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A ở huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 4 người bị thương, 5 người mất tích.
Chỉ 6% người bán hàng đa cấp qua kiểm tra kiến thức pháp luật

Chỉ 6% người bán hàng đa cấp qua kiểm tra kiến thức pháp luật

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, trong 135 lượt kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp năm 2024, chỉ 8 trường hợp được cấp xác nhận, đạt khoảng 6%.
Gần 100 trường hợp cấp cứu trong Đại lễ Vesak tại Hà Nội

Gần 100 trường hợp cấp cứu trong Đại lễ Vesak tại Hà Nội

Trong những ngày tổ chức Đại lễ Vesak tại Hà Nội, tổ y tế đã cấp cứu, hỗ trợ y tế 97 trường hợp.
Đường tới đỉnh cao Olympic quốc tế của nam sinh Hà Nội

Đường tới đỉnh cao Olympic quốc tế của nam sinh Hà Nội

Trần Trung Kiên, học sinh lớp 12, giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2025 nhờ đam mê và nỗ lực bền bỉ.
Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Kiểm toán nhà nước cho biết, nhiều bộ, ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương chưa đảm bảo tỷ lệ, không sát thực.
Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Trận động đất 5.0 độ richter xảy ra tại một số điểm của tỉnh Điện Biên trưa 16/5 khiến nhiều khu vực rung lắc mạnh, cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ 2.
Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Trong 6 tháng triển khai, tỉnh Lai Châu đã huy động được số tiền là 392 tỷ 350 triệu đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Trong chương trình nông thôn mới, thương mại điện tử trở thành công cụ hiệu quả giúp tiêu thụ sản phẩm chủ lực, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Bức thư đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 gửi đến đạo diễn Jame Cameron, mong muốn làm một bộ phim về lời thỉnh cầu của đại dương.
Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Giữa lòng Thủ đô, có một ngôi nhà nhỏ từng hai lần vinh dự đón Bác Hồ. Nơi đây lặng thầm lưu giữ ký ức thiêng liêng của non sông Việt Nam.
Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 16/5, Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2025, Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết

Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Báo Công Thương vinh dự đoạt giải Cuộc thi viết về đề tài “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4 ở khối báo chí Trung ương.
Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ đã được cung rước về chùa Quán Sứ (Hà Nội) để phật tử và người dân chiêm bái trong 3 ngày nhân dịp Đại lễ Vesak.
Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn bổ sung về việc bàn giao, quản lý, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.
Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Căn nhà số 5 Châu Văn Liêm (quận 5, TP. Hồ Chí Minh) tuy nhỏ bé, nhưng mang ý nghĩa đặc biệt khi từng là nơi ở của Bác trước khi đi tìm đường cứu nước...
Mobile VerionPhiên bản di động