Cơ chế đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, thực thi pháp luật

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 16/5/2025, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Phiên thảo luận thu hút nhiều ý kiến tâm huyết, tập trung vào các nội dung then chốt như thành lập và quản lý quỹ, cơ chế giám sát, kiểm soát trục lợi chính sách và đầu tư cho nhân lực làm luật.

Sáng 16/6/2025: Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Sáng 16/6/2025, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Ảnh: VPQH

Kỳ vọng lớn, nhưng cần rào chắn cho Quỹ chính sách

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn TP. Hà Nội) bày tỏ sự kỳ vọng lớn vào dự thảo nghị quyết: “Có thể nói, chưa bao giờ mà chúng tôi nhận được một dự thảo nghị quyết với một tâm thế hết sức mong chờ”.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cho biết, trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật thời gian qua, nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tiễn giao công tác xây dựng thể chế. Khi Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị được ban hành, tâm thế chung là rất phấn khởi, nhưng tại Điều 6 về thành lập và quản lý quỹ, đại biểu nêu rõ vẫn còn băn khoăn. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta đánh giá qua nhiều lần, nhận thấy rất nhiều luật ban hành quỹ, nhưng công tác sử dụng hiệu quả quỹ cũng cần phải đặt ra”.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai dẫn chứng từ các báo cáo giám sát của Quốc hội về hoạt động quỹ tài chính ngoài ngân sách cho thấy, nhiều quỹ chưa phát huy hiệu quả, phụ thuộc vào vốn điều lệ do ngân sách cấp, khó huy động nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh công tác xây dựng pháp luật cần phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức tư vấn, bà đặt vấn đề về bộ lọc thông tin: “Bộ lọc thế nào để phân định được xây dựng thể chế để kiến tạo phát triển đúng tinh thần nghị quyết và nhận diện rõ ràng các hành vi lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế?”.

Đại biểu nhấn mạnh đến yêu cầu phải chống lãng phí, chống lợi ích nhóm không chỉ trong xây dựng mà cả trong tổ chức thi hành pháp luật. Bà đề nghị cần có cơ chế nhận diện rõ ràng để quỹ được thực hiện đúng mục tiêu, tránh vết xe đổ của nhiều quỹ hiện hành.

Lo ngại xung đột khái niệm và rủi ro hướng lái chính sách

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) đồng tình với việc thành lập quỹ nhưng chỉ rõ sự mâu thuẫn trong quy định tại Điều 6: “Tại khoản 1 quy định là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhưng khoản 3 lại quy định được Nhà nước bảo đảm vốn điều lệ từ ngân sách. Vậy quỹ này thuộc loại nào, có mâu thuẫn không?”. Đại biểu Nguyễn Minh Đức đề nghị cần làm rõ giữa khoản 1 và khoản 3 để tránh hiểu nhầm.

Về nguồn lực hình thành quỹ, đại biểu Đức nhấn mạnh cần xác định rõ yếu tố nước ngoài: “Chúng tôi cho rằng quỹ này không nên có yếu tố nước ngoài, mặc dù ở trong nước, vì nếu liên quan đến các dự án luật thì nguy cơ hướng lái chính sách rất khó kiểm soát”. Đại biểu Nguyễn Minh Đức đồng tình với đại biểu Mai rằng, nếu không kiểm soát kỹ, sẽ rất khó nhận diện sự trục lợi.

Liên quan đến chính sách nhân lực, tại Điều 8, đại biểu Đức tiếp tục nêu quan điểm: “Quy định sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và có chứng chỉ đào tạo chuyên sâu để được ưu tiên xét tuyển là chưa hợp lý. Liệu có trở thành giấy phép con không?”. Ông cho rằng cần căn cứ vào năng lực thực tế, quá trình làm việc và đào tạo bồi dưỡng sau khi tuyển dụng. Ngoài ra, đại biểu cảnh báo nếu không quy định rõ tiêu chí chuyên gia pháp luật, có thể gây lỗ hổng trong tuyển dụng và áp dụng ưu đãi.

Bộ Tư pháp tiếp thu toàn diện, cam kết giám sát chặt chẽ

Tiếp thu các ý kiến thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết đã có 89 ý kiến tại tổ và 17 ý kiến tại hội trường, hầu hết bày tỏ sự đồng thuận cao với việc ban hành nghị quyết để thể chế hóa Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị. Bộ trưởng khẳng định: “Muốn khắc phục hạn chế trong xây dựng và thi hành pháp luật, cần có con người chất lượng cao, quy trình hiện đại và điều kiện bảo đảm tương xứng”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: VPQH

Về mức khoán chi trong Phụ lục 2, Bộ Tư pháp tiếp thu và sẽ rà soát để điều chỉnh phù hợp, tránh vượt mặt bằng chung. Về vấn đề kiểm soát quyền lực và phòng chống lợi ích nhóm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự thảo sẽ tiếp thu quy định 178 của Đảng, bổ sung vào các nguyên tắc của nghị quyết. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh: “Cơ chế đặc biệt phải gắn với đối tượng cụ thể, hiệu quả rõ ràng và kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lạm dụng”.

Riêng với Quỹ hỗ trợ chính sách pháp luật, Bộ trưởng Ninh cho biết sẽ thiết kế Hội đồng quản lý quỹ có đại diện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, như trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để đảm bảo không có lợi ích nhóm, hướng lái chính sách. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nói: “Quỹ nhằm nghiên cứu chính sách từ sớm, từ xa là nền tảng để hoàn thiện pháp luật, không phải chỉ đến khi xây dựng luật mới bắt đầu nghĩ đến chính sách”.

Về chế độ hỗ trợ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh làm rõ: Hỗ trợ hàng tháng và thù lao khoán chi là hai cơ chế tách biệt một hỗ trợ con người, một hỗ trợ công việc. Việc mở rộng đối tượng sẽ được rà soát chặt chẽ, không mở rộng tràn lan để tránh lạm dụng chính sách.

Sáng 16/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Các đại biểu cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Nghị quyết để thể chế hóa Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; qua đó khẳng định, các cơ chế, chính sách sẽ tạo động lực để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.
Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tư pháp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng: Khẩn trương xử lý các

Phó Thủ tướng: Khẩn trương xử lý các 'điểm đen' giao thông

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xử lý các "điểm đen" giao thông, nhất là các giao cắt đường bộ, đường sắt và các điểm đen do thiết kế hoặc công trình khác.
Nghị quyết 68: Bệ phóng mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Bệ phóng mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW mở ra bước ngoặt chiến lược, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, tạo bệ phóng cho doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản bên lề MRT 31

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản bên lề MRT 31

Ngày 16/5, tại Jeju Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản trao đổi về giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Phê duyệt dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump

Phê duyệt dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump (Trump Organization).
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra: Chiến lược 3 kết nối góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra: Chiến lược 3 kết nối góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Thủ tướng Thái Lan đánh giá, nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế của nước này là cơ hội của nước kia.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Thứ trưởng Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Thứ trưởng Trung Quốc

Tại Jeju, Hàn Quốc, bên lề Hội nghị MRT 31, ngày 16/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc song phương với Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc.
Việt Nam - Thái Lan: Chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Thái Lan: Chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Với việc nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã trở thành dòng chảy mạnh mẽ trong dòng sông lớn của khu vực ASEAN.
Bộ Công Thương và Tập đoàn Central thúc đẩy hợp tác tiêu thụ hàng Việt

Bộ Công Thương và Tập đoàn Central thúc đẩy hợp tác tiêu thụ hàng Việt

Bộ Công Thương và Tập đoàn Central (Thái Lan) đã ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2026 - 2028 nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa Việt Nam.
Giới thiệu 300 tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Giới thiệu 300 tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm 'Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại' giới thiệu gần 300 hình ảnh, tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các Bộ trưởng thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025

Các Bộ trưởng thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025

Diễn ra từ 15 - 16/5 tại Jeju, Hàn Quốc, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC kết thúc tốt đẹp, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025.
Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, phấn đấu đến năm 2030 đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 25 tỷ USD.
Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân nhằm thể chế hóa Nghị quyết 68, tháo gỡ vướng mắc và tạo động lực cho kinh tế tư nhân.
Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trước khi thông qua vào ngày 17/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Lễ hội Làng Sen 2025 là sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn cho Việt Nam vào các lĩnh vực ưu tiên như cơ sở hạ tầng, chuyển dịch năng lượng, dự án đường cao tốc Bắc - Nam.
Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Ban Chỉ đạo 751 sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết chung về các nguyên tắc và giải pháp tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chuyển đổi các dự án nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại kém hiệu quả, bị bỏ hoang sang nhà ở xã hội.
Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cập nhật về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai thuế minh bạch và thể chế hóa chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ lưỡng nội dung đề xuất của VinSpeed về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Chính phủ trước 22/5.
Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, nhấn mạnh hoàn thiện chính sách nhân lực, bảo đảm minh bạch trong quản lý sự cố bức xạ.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung cơ chế đặc biệt cho các địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chính sách đãi ngộ và nguyên tắc trách nhiệm toàn diện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025 ngày 15/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp song phương với Tổng giám đốc WTO theo đề xuất của WTO
Mobile VerionPhiên bản di động