Kinh doanh trách nhiệm - Giải pháp kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm hơn nữa với người tiêu dùng và kinh doanh có trách nhiệm chính là giải pháp bền vững cho doanh nghiệp.

Đó là khẳng định của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp tại Tọa đàm “Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 18/3, tại Hà Nội.

Doanh nghiệp cần có trách nhiệm với người tiêu dùng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết, chỉ riêng trong năm 2021, đã tiếp nhận hơn 13.000 cuộc gọi phản ánh, khiếu nại liên quan tới các vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, tăng 17,6% so với năm 2020. Các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng tập trung vào các nhóm hành vi như thực hiện hợp đồng giao kết, cam kết với người tiêu dùng; số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng; bảo hành, bảo vệ thông tin người tiêu dùng...

Trong bối cảnh dịch bệnh, tình trạng đầu cơ, bán hàng không rõ nguồn gốc, các vi phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử cũng gia tăng. Nhiều người tiêu dùng phản ánh đã bị lừa đảo, mất tiền khi mua hàng trực tuyến, làm theo yêu cầu của một số đối tượng mời chào mua hàng qua điện thoại, tin nhắn.

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường, chia sẻ: Vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn làm thiệt hại rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Với chức năng nhiệm vụ được giao, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát quản lý địa bàn và đã xử lý rất nghiêm đối với những hành vi vi phạm.

Kinh doanh trách nhiệm - Giải pháp kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Cụ thể, liên quan đến dịch bệnh, thời gian qua nổi lên vấn đề hàng hóa vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh… Đối với vấn đề này, Tổng cục Quản lý thị trường đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Cụ thể, Tổng cục đã kiểm tra thu giữ rất nhiều những mặt hàng lậu, hàng kém chất lượng bán trên thị trường và nhất là thông qua các kênh thương mại điện tử. “Mới đây nhất ngày 14/3, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với công an thu giữ trên 60.000 bộ kit test nhanh Covid-19 và thuốc tân dược, trị giá trên 10 tỷ đồng. Đây là một trong những vụ việc lớn nhất từ trước đến nay mà lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra xử lý trong lĩnh vực này” - ông Nguyễn Quang Huy thông tin.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, câu chuyện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng luôn có nhiều bên liên quan, có nhiều chiều cạnh. Cụ thể như: Có câu chuyện của người tiêu dùng, các công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng,… nhưng vẫn chưa đủ nếu không nói về doanh nghiệp.

“Nếu nói về doanh nghiệp hướng tới bảo vệ người tiêu dùng thì chỉ có ba ý: Thứ nhất, các thông tin của doanh nghiệp phải minh bạch, thông tin sản phẩm đầy đủ rõ ràng. Thứ hai, là giá thành sản phẩm phải cạnh tranh và cạnh tranh một cách lành mạnh. Thứ ba, là thương hiệu của doanh nghiệp, là trách nhiệm xã hội, tính nhân văn,…” TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Để nâng cao việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng - Bộ Công Thương nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần có trách nhiệm hơn nữa với người tiêu dùng và kinh doanh có trách nhiệm chính là giải pháp bền vững cho doanh nghiệp. “Bên cạnh người tiêu dùng nâng cao ý thức về quyền lợi thì doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm. Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Cụ thể, trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, cung cấp những chứng cứ về giao dịch hay bảo hành hàng hóa, thậm chí là thu hồi sản phẩm khuyết tật và chịu trách nhiệm với những hậu quả do việc thu hồi hàng hóa gây ra.

Thay đổi để tiếp cận hiệu quả hơn

Hai năm trở lại đây, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều biến động về kinh tế xã hội của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những yếu tố này tác động lớn tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra những xu hướng tiêu dùng thích ứng hơn với tình hình bình thường mới.

Kinh doanh trách nhiệm - Giải pháp kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp hiện nay phải sản xuất theo hướng bền vững, sản xuất xanh, sản xuất sạch, thân thiện với môi trường

Theo lãnh đạo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong bối cảnh hiện nay, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thay đổi, đồng thời phải quan tâm hơn đến xu hướng sản xuất kinh doanh trách nhiệm, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Chúng tôi có thể tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng lại quy trình và từ bản thân doanh nghiệp phải thay đổi quy trình sản xuất hay quy trình về xử lý những khiếu nại của người tiêu dùng, cũng là một cách để góp phần tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. “Dịch Covid-19 là một đòn bẩy để cho mọi người cùng thay đổi, người tiêu dùng thì thay đổi thói quen, chúng tôi cơ quan quản lý nhà nước cũng phải thay đổi cách tiếp cận để bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp cũng như vậy” - bà Nguyễn Quỳnh Anh nói.

Đồng quan điểm, PGS.TS.Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho biết: Thời gian qua, quy trình sản xuất cơ bản của doanh nghiệp để bảo đảm chất lượng là phải an toàn, phải chất lượng và phải phục vụ khách hàng một cách trung thực và tốt nhất. Nhưng quy luật ấy hiện nay đã thay đổi, phù với nhu cầu của thời đại. Cụ thể, doanh nghiệp phải sản xuất theo hướng bền vững. Tức là doanh nghiệp phải sản xuất xanh, sản xuất sạch. “Doanh nghiệp không những phải đầu tư thiết bị hiện đại, trình độ tự động hóa cao nhất để bảo đảm được chất lượng mà doanh nghiệp phải có những hệ thống xử lý môi trường, sau khi xử lý có thể tạo thành công viên, cảnh quan xanh sạch” - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam thông tin.

Cũng hiểu rõ được vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng trong tình hình mới, bà Nguyễn Thị Vinh Phương, Giám đốc Kênh phân phối hiện đại & Năng lực Kinh doanh toàn quốc, Công ty TNHH URC Việt Nam, cho biết: Ngoài việc đầu tư vào các sản phẩm chất lượng, đầu tư vào mô hình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đem đến những sản phẩm giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường thì hiện tại doanh nghiệp đang hướng tới một mô hình phát triển bền vững.

“URC hiện tại đang theo đuổi mô hình phát triển bền vững, nghĩa là giảm tỷ lệ rác thải chôn lấp ở ngoài môi trường, thông qua việc ký hợp đồng với rất nhiều doanh nghiệp chế tạo rác thải để biến vỏ cà phê, bã cà phê tái chế trở thành phân bón hữu cơ” - bà Nguyễn Thị Vinh Phương chia sẻ.

Bên cạnh đó, URC hướng tới mô hình kinh doanh là cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhưng không làm mất đi khẩu vị của thực phẩm khi sử dụng.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán

Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Công nghệ -

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Xem thêm