Thứ sáu 29/11/2024 11:23

Khuyến công khu vực phía Nam: Bám sát tiềm năng địa phương

Nhờ nguồn vốn khuyến công, nhiều lớp đào tạo nghề, mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ, sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) đã được hình thành, từ đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế các địa phương.
Khuyến công góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển công nghiệp nông thôn

Những kết quả tích cực

Năm 2018, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công phía Nam được duyệt là 73.781 triệu đồng, cao hơn 1,08% so với kế hoạch năm 2017. Riêng 7 tháng đầu năm nay, kinh phí toàn vùng đã thực hiện đạt 19.619,2 triệu đồng, tương đương 26,59% kế hoạch năm, giảm 1,64% so với năm 2017. Đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung khuyến công của khu vực phía Nam, bà Đỗ Thị Minh Trâm - Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - cho biết, 7 tháng đầu năm nay, khu vực đã tổ chức đào tạo nghề cho 238 lao động, đạt 31,95% kế hoạch, với kinh phí thực hiện 96 triệu đồng. Số lao động có việc làm đạt tỷ lệ trung bình 90%, lao động sau đào tạo có thu nhập ổn định đã góp phần giúp các cơ sở CNNT nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, ổn định sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đối với chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đã tổ chức trình diễn 2 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ 58 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào dây chuyền sản xuất công nghiệp, kinh phí thực hiện 9.047,6 triệu đồng, đạt 24,5% kế hoạch năm.

Cũng trong thời gian này, các tỉnh đã tổ chức 4 hội chợ, hỗ trợ 40 cơ sở CNNT tham gia; hỗ trợ đăng ký và xây dựng thương hiệu cho 2 cơ sở CNNT, kinh phí thực hiện 4.041,3 triệu đồng, đạt 38,4% kế hoạch năm.

Gắn với thế mạnh địa phương

Khu vực phía Nam với thế mạnh về nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông- thủy - hải sản. Bởi vậy, thời gian qua, công tác khuyến công ở nhiều địa phương đã bám sát tiềm năng của địa phương, từ đó thúc đẩy sản xuất, phát triển CNNT.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Mai Văn Đối - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Tháp - nhấn mạnh, thời gian qua, phần lớn các dự án nhận được hỗ trợ nguồn vốn khuyến công đều tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nông - thủy sản như: Hỗ trợ máy sấy xoài dẻo, hệ thống sấy thủy sản; chế biến dừa; các máy cơ khí nông nghiệp... Từ việc lựa chọn đúng trọng điểm, hoạt động khuyến công đã giúp các doanh nghiệp nâng cao giá trị nông sản thông qua áp dụng máy móc nhờ đó bảo đảm an toàn thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản nông sản chế biến.

Ông Đỗ Thành Đô - Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất Máy cơ khí nông nghiệp Tây Đô - cho hay, nhờ được hỗ trợ máy hút thổi nguyên liệu rời, công ty đã sản xuất thành công mô hình máy hút dùng trong chế biến nông sản như sơ dừa. Hiện nay công ty đang phát triển hệ thống cần cẩu vít tải, nên mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao với hàng ngoại nhập.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công khu vực phía Nam, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - đề nghị, thời gian tới, các tỉnh, thành phố phía Nam cần tiếp tục thực hiện liên kết vùng để triển khai nhiều hoạt động. “Thậm chí, không chỉ liên kết vùng mà còn phải liên kết toàn khối, toàn ngành Công Thương để cùng phát triển”- ông Trung nhấn mạnh. Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương:

Các tỉnh, thành phố phía Nam cần khắc phục và giảm việc khảo sát, lựa chọn các đề án dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp; chú trọng phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp làm nền để phát triển CNNT.
Đình Dũng - Nguyễn Phượng
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024