Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu
Ngành Công Thương Hà Nội kết nối doanh nghiệp công nghiệp chủ lực với nhà khoa học Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Kết nối sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện trên địa bàn TP Hà Nội đã có 289 sản phẩm của 191 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội. Những sản phẩm này thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; Điện, điện tử; Công nghệ thông tin; Dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; Công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Thủ công mỹ nghệ.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh đánh giá, các đơn vị có sản phẩm công nghiệp chủ lực phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao nên có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

"Trong 9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 2,5%), trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công nghiệp chủ lực" - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội cho hay.

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng
Sản xuất tại Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Ảnh: VGP/Bích Phương

Đánh giá về vai trò của việc phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam TS.Trần Đình Thiên cho biết, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực đã khẳng định được vai trò làm trụ đỡ, động lực cho phát triển công nghiệp Thủ đô. Mỗi năm, những doanh nghiệp này đạt doanh thu gần 200.000 tỉ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố. Không dừng ở đáp ứng cho thị trường trong nước, các sản phẩm công nghiệp chủ lực đã tăng trưởng rất nhanh về giá trị xuất khẩu, hiện kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỉ USD.

Tuy nhiên, theo ông Thiên, thực tế cho thấy, trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn do những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới có nhiều bất ổn về địa chính trị.

Theo đó, để đưa sản phẩm công nghiệp chủ lực vào chuỗi cung ứng toàn cầu, theo bà Oanh, TP Hà Nội luôn song hành gỡ khó cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Những hỗ trợ này giúp khẳng định vị thế hàng Việt và góp phần phát triển kinh tế Thủ đô.

Cụ thể, xác định công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 26/1/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025; Quyết định số 4303/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, để giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, theo bà Oanh, TP Hà Nội sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống quản lý, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến mẫu mã. Đặc biệt, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, TP Hà Nội tiếp tục có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hình thành những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế, dẫn dắt, làm chỗ dựa, nâng đỡ những doanh nghiệp khác cùng phát triển.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chủ lực

Đặc biệt, nhằm mở rộng đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực, thời gian qua, Sở Công Thương Ha Nội cũng như Bộ Công Thương, các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại quy mô vùng nhằm thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm. Đơn cử, ngày 16/10, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tổ chức “Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực TP.Hà Nội năm 2024”. Hội chợ giúp kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng là những nhà sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội chợ thu hút trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực TP.Hà Nội tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường có thế mạnh xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu thuộc các ngành, lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, công nghệ cao, công nghiệp chế biến... Đây là hội chợ quy mô lớn về sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội, đã được tổ chức thành công năm 2022 và trở thành hội chợ thường niên của ngành công nghiệp chủ lực.

Đánh giá về hiệu quả Hội chợ, bà Oanh cho hay: Hội chợ còn là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, ký kết giao thương phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, hướng đến hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, hội chợ còn kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng là những nhà sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

Nhằm tạo cơ hội kết nối tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian diễn ra hội chợ, Sở Công Thương Hà Nội còn tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp TP Hà Nội với các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn doanh nghiệp lớn. Thông qua các hội nghị, ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp đã gợi mở ra các biện pháp, chính sách thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực, công nghiệp công nghệ cao của TP.Hà Nội và cả nước.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Năm 2024, việc triển khai áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước được đẩy mạnh đã góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Ngày 23/12, Công ty Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) và Công ty Cổ phần Vinhomes công bố phối hợp tổ chức Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 tại Vinhomes Ocean Park.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động