Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Tại Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, các đại biểu bàn thảo nhiều nội dung nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này.
Chính sách khuyến công sửa đổi sẽ ưu tiên gỡ những nút thắt lớn Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Theo thông tin từ Cục Công Thương địa phương, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2024 được duyệt của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam là 91,301 tỷ đồng, giảm 8,1% so với kế hoạch năm 2023 (99,354 tỷ đồng).

9 tháng năm 2024, kinh phí toàn vùng đã thực hiện đạt 25,297 tỷ đồng, đạt 27,7% kế hoạch năm, bằng 74,5% với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia thực hiện 3,933 tỷ đồng đạt 12,18% kế hoạch năm; kinh phí khuyến công địa phương thực hiện 21,364 tỷ đồng đạt 36,21% kế hoạch năm.

Qua thực tế triển khai năm 2023 và 9 tháng năm 2024, công tác khuyến công của khu vực phía Nam đã được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương, tiếp sức, tạo điều kiện thuận lợi giúp lực lượng cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp tục có bước phát triển cả về quy mô và năng lực sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương trong khu vực.

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam
Lãnh đạo Cục Công Thương địa phương, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang chủ trì Hội nghị. Ảnh: Trần Đình

Công tác xây dựng, thẩm định đề án, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện và thanh quyết toán các đề án khuyến công ở một số địa phương đã có chuyển biến tích cực. Công tác tổ chức triển khai kế hoạch khuyến công đã có bước cải thiện đáng kể…

3 tháng cuối năm 2024, tình hình thế giới, khu vực được nhận định tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự báo, trước bối cảnh đó, lãnh đạo Cục Công Thương địa phương đề nghị, Sở Công Thương 20 tỉnh, thành phố phấn đấu, vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội để nâng cao chất lượng chính sách, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở trong đầu tư phát triển sản xuất; góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng tăng trưởng, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nuớc.

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam
Hội nghị thu hút sự tham gia của đông đảo các đại biểu. Ảnh: Trần Đình

Các địa phương phấn đấu cho mục tiêu cao nhất là hoàn thành các đề án khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương đã được giao. Tiếp tục xây dựng được các đề án nhóm, đề án điểm năm 2025 có chất lượng. Tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu của hoạt động khuyến công đã đuợc quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP và Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021- 2025 và Chương trình khuyến công của các địa phương đến năm 2025.

Địa phương đề xuất nhiều nội dung

Tham luận tại Hội nghị, bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương khẳng định, chính sách khuyến công đã tạo động lực rất lớn cho phát triển của ngành Công Thương địa phương. Đặc biệt, chính sách khuyến công đã giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, giá trị sản phẩm.

Riêng nội dung hỗ trợ ứng dụng công nghệ và cải tiến sản xuất, năm 2023 và 9 tháng năm 2024, tỉnh đã hỗ trợ được 10 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí 2,675 tỷ đồng, thu hút 5,7 tỷ vốn đối ứng. Các đơn vị sau khi được hỗ trợ đều cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam
Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương. Ảnh: Trần Đình

Khuyến công là một trong số chính sách được ghi nhận dễ tiếp cận, giúp các đối tượng thụ hưởng thuận lợi trong triển khai thực hiện, hiệu quả đạt cao”, bà Nguyễn Thanh Hà nói.

Lãnh đạo Sở Công Thương Bình Dương cũng cho hay, địa phương đang thực hiện đề án nhằm di dời cơ sở sản xuất không đảm bảo yếu tố môi trường vào các cụm công nghiệp, tuy nhiên một mình địa phương thực hiện là hơi quá sức. Do đó, đề nghị trong khuyến công có thêm chính sách hỗ trợ cho nội dung này, có thể không hỗ trợ cả hoạt động nhưng có thể hỗ trợ một số hạng mục cụ thể.

Ngoài ra, Bình Dương có 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nghề gốm Bình Dương. Các cơ sở duy trì và phát triển nghề này hầu hết có quy mô nhỏ, khó khăn về nguồn lực tài chính, địa phương mong muốn chính sách khuyến công hỗ trợ các nghề, làng nghề đặc thù này.

Góp ý tại Hội nghị, ông Trương Tấn Nhất Linh- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, cũng cho hay, là địa phương thuộc diện “nghèo” ở khu vực Đông Nam Bộ, thời gian qua, Bình Phước được Cục Công Thương địa phương quan tâm hỗ trợ triển khai 2 đề án khuyến công quốc gia điểm giai đoạn 2018-2020 và 2021-2023. Các đề án được triển khai trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị, đã giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận.

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam
Ông Trương Tấn Nhất Linh- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước. Ảnh: Trần Đình

Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cũng cho hay, địa phương vẫn gặp khó trong triển khai công tác khuyến công. Theo đó, cơ quan tài chính đã không còn thẩm định chi tiết đối với các nội dung chi và mức chi cho các hoạt động khuyến công, do đó gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, giải ngân kinh phí đối với các đề án. Hoạt động khuyến công ở cấp huyện chưa được quan tâm nhiều; chưa được bố trí kinh phí cho cấp huyện để thực hiện, do đó còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ khuyến công ở địa phương. Nguồn ngân sách cấp cho hoạt động khuyến công chưa đáp ứng so với nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn và theo Chương trình khuyến công từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Phước kiến nghị Bộ Tài chính sớm thỏa thuận kinh phí đối các đề án khuyến công đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt để các đơn vị chủ động triển khai thực hiện.

Ngoài ra, tại Hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến công. Trong đó, sớm hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ dung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công; tăng cường công tác tuyên truyền về khuyến công; cân đối nguồn ngân sách cho công tác khuyến công hàng năm…

Trước những kiến nghị của các địa phương, ông Ngô Quang Trung giải đáp, về Dự thảo Nghị định số 45, sau khi lấy ý kiến của các đại biểu, Cục đã lấy ý kiến của Ban soạn thảo và gửi lấy ý kiến công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, đề nghị các địa phương quan tâm góp ý.

Cùng đó, mức hỗ trợ cho các nội dung khuyến công phụ thuộc vào Thông tư số 28/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công, các địa phương căn cứ thực hiện.

Về phân cấp phân quyền, trong xây dựng chính sách, Cục cũng chủ trương giao quyền cho các địa phương trong xây dựng và phê duyệt chương trình khuyến công. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự chủ động và nỗ lực của địa phương.

Để hoàn thành nhiệm vụ khuyến công năm 2024, ông Ngô Quang Trung cũng đề nghị, các địa phương tập trung cho nhiệm vụ khuyến công năm 2024, chuẩn bị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025. Đẩy mạnh công tác khuyến công theo chuỗi ngành hàng, chuyển đổi số. Tiếp tục bám sát Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với đề án tái cơ cấu ngành trong công tác khuyến công.

Năm 2025 là năm cuối kế hoạch thời kỳ 2021-2025, các địa phương đánh giá kết quả thực hiện công tác khuyến công giai đoạn này và bố trí ngân sách cho chương trình khuyến công giai đoạn tới”, ông Ngô Quang Trung lưu ý.

Nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam
Ban Tổ chức đã công bố quyết định và trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân, tập thể. Ảnh: Trần Đình

Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã công bố quyết định và trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho 13 tập thể và 14 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến công năm 2023.

Trần Đình - Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.
Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Sáng 2/12, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp công bố kế hoạch hoạt động của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

Ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chững lại so với tháng trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động