Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Những năm qua, Chương trình khuyến công địa phương của Phú Yên đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất nông, thuỷ sản – vốn là sản phẩm thế mạnh của tỉnh phát triển.
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, nông - thủy sản phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hạt sen, hạt macca, cam, khóm (dứa), hải sản hầu hết được nuôi trồng theo các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành. Tuy nhiên, các sản phẩm chế biến từ những nông sản này còn đơn giản, chưa đa dạng như: Đông lạnh, sấy khô, hoặc bán thô … nên giá thành thấp, thời gian bảo quản chưa dài.

Từ thực tế trên, nhằm góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn cao, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao uy tín đối với khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên (Trung tâm) đã xây dựng đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến các sản phẩm từ nông - thủy sản”. Đối tượng thụ hưởng là những hộ kinh doanh trên địa bàn như: Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu; Hộ kinh doanh Thi Nga; Hộ kinh doanh Phạm Thị Bích Thủy. Đề án có tổng kinh phí thực hiện 899.780.000 đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 hỗ trợ 286.000.000 đồng; kinh phí đối ứng 613.780.000 đồng.

Công nhân tại xưởng sản xuất của Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu (thị xã Sông Cầu) vận hành Tủ ủ chả cá
Công nhân tại xưởng sản xuất của Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu (thị xã Sông Cầu) vận hành tủ ủ chả cá. Ảnh: Hoàng Dương

Theo ông Nguyễn Trần Hiếu - Chủ hộ Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu (thị xã Sông Cầu), trước đây sản xuất theo quy trình cũ, máy móc đơn sơ, công suất khoảng 40 tấn sản phẩm/năm, có 6 lao động tham gia sản xuất, chất lượng không đồng đều, sản phẩm không đa đạng, năng suất thấp không đáp ứng các đơn hàng lớn.

Nhưng từ khi ứng dụng “Máy trộn ngang gia vị; tủ ủ chả cá; máy chiên chả cá băng tải; máy ép tạo hình chả tự động” vào trong sản xuất, đã giúp nâng công suất lên khoảng 100 tấn sản phẩm/năm, số lượng lao động giảm còn 4 lao động, tiết kiệm được 1 phần chi phí thuê nhân công, chất lượng đồng đều, nâng cao thời gian bảo quản sản phẩm, tăng khả năng đáp ứng đơn hàng lớn.

Đặc biệt, đối với Hộ kinh doanh Thi Nga là cơ sở công nghiệp nông thôn nằm trên địa bàn huyện Sông Hinh - địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sau khi nhận được nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 hỗ trợ, hộ kinh doanh đã mạnh dạn đầu tư “Máy sấy thực phẩm” vào trong chế biến sản phẩm từ hạt Macca.

Bà Bế Thị Nga - Chủ hộ kinh doanh Thi Nga - cho hay, việc ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất đã giúp hộ kinh doanh nâng cao công suất sản xuất lên khoảng 100 tấn sản phẩm/năm, chất lượng đồng đều, nâng cao thời gian bảo quản sản phẩm, năng suất cao đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn hơn, có nhiều lợi thế hơn trong việc cạnh tranh với đối thủ khác.

Cùng với đó, là Hộ kinh doanh Phạm Thị Bích Thủy (thị xã Đông Hòa) đã đầu tư ứng dụng “Máy chiên/chần/luộc; máy chiên chân không; máy nén khí; máy ly tâm” vào trong chế biến sản phẩm từ sen. Thiết bị tiên tiến này giúp hộ kinh doanh đạt công suất trung bình 150 tấn sản phẩm/năm, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mang mùi vị đặc trưng riêng.

Nhìn nhận về hiệu quả của đề án, ông Lê Thanh Khanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên - chia sẻ, sau khi Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến sản phẩm từ nông - thủy sản” đi vào hoạt động đã góp phần đa dạng sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thị xã Sông Cầu, huyện Sông Hinh và thị xã Đông Hòa. Từ đó quảng bá thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu ngân sách cho địa phương.

Năm 2024, tổng kinh phí khuyến công địa phương là 810 triệu đồng, Sở Công Thương Phú Yên đã phê duyệt kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp khuyến công năm 2024 (Đợt 1 và đợt 2), kinh phí phê duyệt là 684 triệu đồng. Đến nay, đã triển khai hoàn thành đạt 84,8% so kế hoạch đã phê duyệt. Trung tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2024 được giao từ đầu năm.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.
Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Sáng 2/12, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp công bố kế hoạch hoạt động của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

Ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chững lại so với tháng trước.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai xác định nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải, đồng thời thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Sáng 26/11, tại Hà Nội, báo Điện tử VOV đã phối hợp với các đơn vị tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động