Chủ nhật 22/12/2024 20:37

Khu Kinh tế Hòn La: Điểm sáng về một trung tâm năng lượng mới trong tương lai

Nhiều tiềm năng và lợi thế để Khu Kinh tế Hòn La trong tương lai trở thành một khu kinh tế trọng điểm, đa ngành nghề tại miền Trung, chủ lực là các dự án điện.

Khu kinh tế đa ngành nghề

Khu Kinh tế Hòn La là một trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Bình có các điều kiện về hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ và là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh- quốc phòng. Đây cũng là 1 trong 2 Trung tâm động lực tăng trưởng kinh tế của Quảng Bình theo quy hoạch chung của tỉnh Quảng Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đến nay, Khu Kinh tế (KKT) Hòn La đã thu hút được 68 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký gần 107.000 tỷ đồng. Việc điều chỉnh quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Kinh tế Hòn La hoàn chỉnh, đồng bộ chủ lực có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp, tạo thế và lực phát triển lâu dài. Đồng thời, thu hút lao động, tạo việc làm; Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, cơ chế chính sách thông thoáng. Nội dung các điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh các khu chức năng gồm dịch vụ cảng biển - logistics; công nghiệp năng lượng xanh, sạch, sinh thái, công nghệ cao; du lịch, dịch vụ; không gian xanh, nông nghiệp gắn liền du lịch và khu đô thị, dân cư.

Trung tâm điện lực Quảng Trạch nằm ở Hòn La

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình- ông Trần Thắng cho hay, Hòn La cần khai thác tối đa thế mạnh về không gian biển, kết nối chặt chẽ với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và hành lang quốc lộ 12A; phát triển công nghiệp, cảng biển, du lịch dịch vụ theo hướng xanh, thân thiện môi trường, phát triển bền vững. Đồng thời kế thừa, giữ gìn và khai thác các giá trị di tích, lịch sử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

“Tỉnh cũng đã yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế và đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung một số nội dung có liên quan đến đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình đến năm 2040. Trong đó, hoàn thiện đồ án quy hoạch với yêu cầu Khu kinh tế Hòn La là khu vực động lực, là khu vực tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Biến Hòn La thành trung tâm năng lượng mới

Tại KKT Hòn La, hiện tỉnh Quảng Bình tập trung phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện thông qua việc bảo đảm tiến độ các dự án, như: theo Quy hoạch điện VIII được phê duyệt Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (đưa vào vận hành tổ máy số 1 năm 2023, tổ máy số 2 năm 2024), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II (đưa vào vận hành tổ máy số 1 năm 2027 và tổ máy số 2 năm 2028) cùng các dự án năng lượng tái tạo đang được gấp rút thi công để đưa vào hoạt động sẽ là cột mốc ghi dấu cho một trung tâm năng lượng mới tại Quảng Bình. Trong số các dự án được trao biên bản ghi nhớ tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Bình tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 6 vừa qua, trong đó dự án lớn nhất là dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II, công suất 1.500 MW, sử dụng khí LNG, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 50.000 tỷ đồng cho thấy tiềm năng và lợi thế lớn của trung tâm năng lượng mới tại dải đất hẹp miền Trung này.

Bến cảng than cho dự án nhà máy nhiệt điện tại Hòn La

Trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Bình vừa qua, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá, Khu Kinh tế Hòn La có tiềm năng, lợi thế để phát triển năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi. Ban Kinh tế Trung ương đang tiến hành đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết 41 về chiến lược phát triển, cân đối năng lượng, an ninh năng lượng và quản lý nguồn năng lượng của đất nước.

“Đối với chiến lược kinh tế biển mà Nghị quyết 36 của Trung ương đã ban hành cũng đã định rõ nội dung cơ bản và những yêu cầu phát triển, vai trò động lực của các Khu Kinh tế biển, trong đó, Khu Kinh tế Hòn La cũng là 1 trong 16 khu kinh tế biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tôi rất hy vọng Khu Kinh tế Hòn La sẽ trở thành trung tâm năng lượng mới, sạch cho tỉnh, cho khu vực và cho đất nước”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, thuận lợi của tỉnh, KKT Hòn La đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lãnh đạo tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế (BQLKKT) tỉnh Quảng Bình cùng các sở, ngành và huyện Quảng Trạch nhiệt tình, tận tâm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.

Ông Phạm Tiến Duật, Phó trưởng BQL KKT tỉnh cho biết: Các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đầu tư sản xuất, kinh doanh ở KKT Hòn La được nhận các ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định của Chính phủ và các chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh Quảng Bình.Tỉnh đang nỗ lực thực hiện chủ trương xem doanh nghiệp, nhà đầu tư như những người bạn của mình, sự thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng chính là thành công của tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh quyết tâm cải cách hành chính triệt để, nâng cao thứ hạng các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và chính sách công, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số... nhằm giảm thời gian và chi phí tối đa cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư vào Quảng Bình nói chung, KKT Hòn La nói riêng.

Được biết, dự kiến để hoàn thành mục tiêu trở thành KKT động lực góp phần cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình, tổng mức đầu tư cho toàn bộ KKT Hòn La đến năm 2030 cần khoảng 156.661 tỷ đồng, bao gồm 4.400 tỷ đồng vốn ngân sách và 152.261 tỷ đồng vốn khác. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước sẽ được ưu tiên đầu tư cho các dự án hạ tầng như san nền, thoát nước mặt khoảng 1.500 tỷ đồng; giao thông 2.000 tỷ đồng…

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững