Thứ hai 25/11/2024 04:27

Khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn

Sáng 28/4, TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, kết nối quận 1 với TP. Thủ Đức. Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ là điểm nhấn, trở thành biểu tượng mới của TP. Hồ Chí Minh sau khi đưa vào sử dụng.

Khởi công năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 được xây dựng dài 1.465m, quy mô 6 làn xe. Phần cầu dài 885m được thiết kế là cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiểu kiến trúc cầu rồng, có trụ tháp cao 113m, tạo hình dáng cong nghiêng về phía Thủ Thiêm. Dự án có tổng vốn đầu tư 3.082 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).

Cầu Thủ Thiêm 2 - trở thành biểu tượng kiến trúc của TP. Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn

Cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1), điểm cuối kết nối vào đường Trần Bạch Đằng (tuyến R1, TP. Thủ Đức) với tổng chiều dài gần 1,5km. Trong đó, đường dẫn phía quận 1 dài hơn 350m, đường dẫn phía TP. Thủ Đức (quận 2 cũ) dài khoảng 270m.

Sau gần 7 năm thi công với nhiều lần "trễ hẹn", cầu Thủ Thiêm 2 chính thức được khánh thành và thông xe kết nối quận 1 với TP. Thủ Đức. Cầu Thủ Thiêm 2 hoàn thành và chính thức thông xe sẽ góp phần giảm tải, ùn tắc giao thông cho đường Nguyễn Hữu Cảnh và hầm sông Sài Gòn vốn bị quá tải. Từ 15 giờ cùng ngày, xe cộ sẽ được lưu thông qua cầu Thủ Thiêm 2.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại lễ khánh thành cầu Thủ Thiêm 2

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết. TP. Hồ Chí Minh rất vui mừng khi hôm nay được khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 trong dịp Kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước. Cầu Thủ Thiêm 2 không chỉ là điểm nhấn kiến trúc cho cảnh quan sông Sài Gòn mà còn là cây cầu kết nối với TP. Thủ Đức - khu đô thị sáng tạo, tương tác cao.

Với định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh theo hướng đa trung tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành và các khu đô thị mới đang hình thành. Thành phố (TP) đề ra mục tiêu xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm thành trung tâm đô thị hiện đại, trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại cao cấp không chỉ của TP mà còn của khu vực nhằm tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dịch vụ. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.

Đến nay, khu đô thị mới Thủ Thiêm đang dần hình thành, với cầu Thủ Thiêm 1, hầm chui sông Sài Gòn và nay là cầu Thủ Thiêm 2 đã hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trục chính, tăng cường kết nối khu trung tâm TP với khu đô thị mới Thủ Thiêm, tăng cường thu hút đầu tư, tao sức hút để đảm bảo thực hiện đầu tư hoàn thành khu đô thị mới Thủ Thiêm trước năm 2030.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành cầu Thủ Thiêm 2

Ngoài ra, với thiết kế kiến trúc đặc thù trụ tháp dạng cầu rồng độc đáo hướng về phía Thủ Thiêm, trong đó phần cầu chính có kết cấu dây văng, hai mặt phẳng nghiêng với chiều dài 200m và một trụ tháp dạng đầu đồng bố trí lệch về phía Thủ Thiêm, mặt cắt ngang cầu gồm 6 làn xe, đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai. Đồng thời hệ thống chiếu sáng mỹ thuật đang được nghiên cứu đầu tư trong thời gian tới sẽ làm cho công trình trở thành biểu tượng kiến trúc của TP trên sông Sài Gòn, góp phần tạo thêm vẻ đẹp kiến trúc và cảnh quan đô thị của khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, việc xây dựng hoàn thành công trình cầu Thủ Thiêm 2 có ý nghĩa to lớn đối với TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh TP đang nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau tác động của đại dịch Covid-19. Có thể nói đây là niềm động viên, tạo động lực hết sức to lớn cho toàn thể nhân dân TP từng bước khắc phục những khó khăn, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các mục tiêu của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, với vai trò chính là trung tâm kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường đầu tư các công trình giao thông trọng điểm có tính chất liên kết vùng như: đường vành đai 3, nút giao thông An Phú, mở rộng quốc lộ 50, cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài… nhằm từng bước giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn TP, cũng như góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP và các tỉnh lân cận trong vùng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - khẳng định, cầu Thủ Thiêm 2 là công trình quan trọng, hoàn thành sẽ từng bước hình thành giao thông hoàn chỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm, thúc đẩy các dự án khác ở phía Đông TP. Hồ Chí Minh, tạo tiền đề quan trọng trong kêu gọi thu hút đầu tư tại TP. Thủ Đức nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung. Đồng thời dự án cầu Thủ thiêm 2 sẽ thúc đẩy và phát huy hiệu quả của các dự án khác trong khu vực đã và đang triển khai thực hiện, giảm thiểu ùn tắc giao thông và nâng cao năng lực hạ tầng giao thông cho TP. Hồ Chí Minh.

“Hôm nay trong không khí vui mừng, phấn khởi chứng kiến lễ khánh thành công trình cầu Thủ Thiêm 2 cũng là sự chứng kiến cho quyết tâm tiếp tục đầu tư phát triển. Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam bộ trong tình hình khó khăn kéo dài, phải chống chọi và thích ứng với đại dịch Covid-19” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ.

Đoàn xe chở các lãnh đạo Trung ương và TP. Hồ Chí Minh lưu thông qua cầu Thủ Thiêm 2

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thời gian sắp tới Đảng và Nhà nước tiếp tục đầu tư, chú trọng đối với khu vực này. Cụ thể là phải đầu tư hoàn thiện hệ thống các tuyến đường vành đai cao tốc mà Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch như: tuyến đường vành đai 3, 4, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng… trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Để thực hiện có hiệu quả các công trình đầu tư quy hoạch trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của TP. Hồ Chí Minh về các vấn đề nguồn vốn, cơ chế chính sách đầu tư mà UBND TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo trong thời gian qua, để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý, tạo điều kiện để TP. Hồ Chí Minh có nguồn lực phát triển xứng tầm với kỳ vọng và mong đợi của cả nước.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo