Thứ tư 27/11/2024 01:40

Khánh Hòa bàn giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Chiều 28/7, Hội Nông dân Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Phát triển nông nghiệp sinh thái, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và chuyển đổi số trong nông nghiệp".

Liên kết chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp chưa thật sự bền vững

Tại hội thảo, bà Hà Hồng Hạnh – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong những năm gần đây, nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện; tỉ lệ nông sản qua chế biến tăng dần, thị trường tiêu thụ được mở rộng, xuất khẩu tăng cả về sản lượng, giá trị và tỉ trọng sản phẩm chất lượng cao.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa, việc xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và chuyển đổi số trong nông nghiệp của tỉnh còn đang gặp khó khăn do một bộ phận nông dân chưa dành thời gian nghiên cứu và chủ động đầu vào thiết bị, vật tư công nghệ cao; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở một số địa phương chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất...

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tham quan phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2023.

Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Trung Dũng cho rằng, mặc dù đã có sự liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhưng chưa thật sự mang tính bền vững, một số chuỗi chưa có sự tham gia của doanh nghiệp như chuỗi sầu riêng, bưởi da xanh, chuỗi tỏi.

Bên cạnh đó, một số HTX năng lực nội tại còn yếu, chưa tiếp cận được vốn vay của các tổ chức tín dụng; sự liên kết, hợp tác giữa HTX với doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều, phần lớn các HTX quy mô nhỏ, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường; đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo bài bản; cơ sở vật chất còn khó khăn như chính sách về đất đai để đầu tư về nhà xưởng, khu sơ chế nông sản, kho bảo quản nông sản.

Theo ông Dũng, sản phẩm qua sơ chế, chế biến vẫn chưa đa dạng, chủ yếu bán tươi nên giá trị vẫn chưa cao, thời gian bảo quản không dài dẫn đến khó vận chuyển đi xa cũng như hướng vào thị trường xuất khẩu còn yếu.

Tạo sự gắn kết trong liên kết nông sản theo chuỗi giá trị

Phát triển nông nghiệp sinh thái, chuyển đổi số trong nông nghiệp và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, ông Nguyễn Trung Dũng - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa đề xuất bảy giải pháp, trong đó đề nghị các cấp Hội và HTX cần bám sát vào các Nghị quyết Trung ương về phát triển nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài, đảm bảo chất lượng, xây dựng kế hoạch sản xuất, chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap; có sự kiểm tra giám sát để đảm bảo chất lượng, thương hiệu, bình đẳng cùng có lợi. Tổ chức giới thiệu tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu cách nhận biết các sản phẩm và địa chỉ các địa điểm tiêu thụ trên các phương tiện truyền thông, hội chợ, trên website, tờ rơi, biển quảng cáo.....

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Nguyễn Hữu Ngọc - Giám đốc Hợp tác xã Nấm Vĩnh Ngọc (Nha Trang) - cho biết, nếu duy trì sản xuất bằng thủ công, không áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất thì năng suất lao động không cao, hiệu quả sản xuất sẽ thấp, sản phẩm không ổn định, đời sống của các thành viên cũng như người lao động không tăng lên. Vì vậy Hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị vào sản xuất (tỷ lệ cơ giới hóa đạt trên 80), tập thể cán bộ của Hợp tác xã đã nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và đến nay đã đạt được những kết quả tích cực, mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường trên 55 tấn nấm và các sản phẩm từ nấm.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, thời gian tới, ngành nông nghiệp của tỉnh cần bắt kịp xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chứ không dừng lại ở canh tác, sản xuất, kinh doanh theo phương thức truyền thống, đáp ứng kịp thời yêu cầu thị trường và khách hàng, giúp tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nông sản, giảm ảnh hưởng bởi những tác nhân trung gian, giúp giảm chi phí và cải thiện giá bán thông qua các giải pháp về nền tảng công nghệ số và ứng dụng thiết bị số, phát triển đột phá công nghệ kỹ thuật số.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: phát triển nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than