Chủ nhật 29/12/2024 03:02

Khám phá văn hoá Chăm Pa

Với nền văn hóa Chăm Pa trải dài hơn 1.600 năm, đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận nay đã biết làm du lịch từ việc khai thác chính vốn sống và nền văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện theo hai tôn giáo chính là Bà-la-môn và Bà-ni. Với khoảng gần 40.000 người, đồng bào Chăm cư trú rải rác ở 16 làng, chủ yếu là ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Không chỉ có trang phục, ngôn ngữ riêng, đồng bào Chăm Ninh Thuận còn có bề dày truyền thống văn hóa hết sức đa dạng, độc đáo. Đặc biệt là hệ thống lễ hội dân gian phong phú, giàu bản sắc.

Lễ hội là dịp để đồng bào Chăm tri ân các vị thần, tưởng nhớ tổ tiên và cùng vui chơi, ca hát

Nhắc đến người Chăm ở Ninh Thuận, không thể nhắc đến các đền tháp Chăm gồm: Quần thể tháp Hòa Lai, tháp Pô Klong Garai và tháp Po Rome. Nhờ kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc độc đáo, hệ thống đền tháp Chăm đã trở thành điểm đến không thể thiếu với du khách khi dừng chân tại Ninh Thuận.

Phụ nữ Chăm ở Làng dệt Mỹ Nghiệp cùng nhau duy trì nghề dệt truyền thống của làng

Trong cái nắng rực rỡ của vùng gió cát, dừng chân bên những ngôi tháp nhuốm màu thời gian, du khách sẽ có cơ hội được nghe các thuyết minh – cũng chính là những cô gái Chăm bản địa – trò chuyện về sự hình thành của những ngôi tháp, về chế độ mẫu hệ của người Chăm và sự khác nhau giữa người Chăm Bà-la-môn và Chăm Bà-ni.

Lễ hội Ka tê được tổ chức tháng 9 hàng năm tại chân tháp Pô Klong Garai

Những năm gần đây, với mục tiêu đưa du lịch Ninh Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển du lịch cộng đồng…, tỉnh Ninh Thuận đã dành khoản đầu tư nhất định để hỗ trợ các làng đồng bào Chăm làm du lịch. Nhờ đó, đến nay, đồng bào Chăm ở làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp không chỉ duy trì được nghề truyền thống, mà còn phát triển kinh tế nhờ tham gia các hoạt động du lịch. Trong đó, tại làng gốm Bàu Trúc có tuổi đời trên 500 năm, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi được chứng kiến, tham gia chế tác gốm hoàn toàn thủ công, với kỹ thuật “nặn bằng tay, xoay bằng hông” rất độc đáo. Cách làng gốm không xa, những người phụ nữ Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp, lại giúp du khách hiểu hơn về sự kỳ công để có được những tấm ga, chăn, khăn, túi xách, quần áo, ba lô, cà vạt xinh xắn từ những tấm vải có hoa văn đặc trưng của dân tộc Chăm...

Từ bàn tay khéo léo, nghệ nhân Làng gốm Bàu Trúc cho ra lò nhiều sản phẩm gốm độc đáo

Và những trải nghiệm về đời sống và văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm sẽ là ấn tượng khó quên đối với những du khách từng đặt chân đến mảnh đất Ninh Thuận gió cát.

Tú Phương
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu