Thứ hai 23/12/2024 01:54

Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú

Bộ trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên vừa mang những nét chung lại chứa đựng những nét riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình.

Dân tộc Khơ Mú,tỉnh Điện Biên vốn gắn liền tập quán canh tác làm nương rẫy gần gũi với thiên nhiên, cho nên trang phục truyền thống của họ cũng mộc mạc nhưng đậm đà bản sắc.

Trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú mộc mạc đậm đà bản sắc

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Khơ Mú gồm có: Khăn màu đen đội đầu, áo cỏm màu đen với hàng cúc ở ngực, ngoài ra còn có dây lưng, váy, xà cạp, khăn đội đầu, bộ xà tích thắt lưng…

Phụ nữ Khơ Mú trong trang phục truyền thống
Phụ nữ Khơ Mú thường mặc áo màu chàm, đen, dài đến eo

Trang phục truyền thống nữ dân tộc Khơ Mú có nhiều điểm tương đồng so với trang phục phụ nữ người Thái, song vẫn có nét riêng biệt để nhận diện. Điểm nhận diện rõ nhất về trang phục của người phụ nữ Khơ Mú đó là chiếc áo. Nếu như phụ nữ Thái mặc áo nhiều màu sắc khác nhau thì áo của phụ nữ Khơ Mú thường màu đen, dài đến eo. Cổ áo cắt theo hình chữ V nẹp viền bằng dải thổ cẩm, mặt trước áo đáp tấm vải thổ cẩm rộng khoảng 20 cm thêu hoa văn rực sỡ chạy từ cổ áo đến hết thân áo. Đây là điểm nhấn thu hút nhất của chiếc áo phụ nữ dân tộc Khơ Mú.

Hoa văn chạy từ cổ áo đến hết thân áo là điểm nhấn thu hút của các cô gái Khơ Mú
Váy màu đen, dài từ eo xuống mắt cá chân

Váy của phụ nữ Khơ Mú có nhiều nét pha trộn với váy của người Thái và Lào. Váy màu đen, dài từ eo xuống mắt cá chân. Thân váy, gấu váy được thêu họa tiết hoa văn dọc chạy theo thân váy. Váy khi mặc được giữ lại bởi chiếc thắt lưng quấn quanh eo, thắt lưng bằng lụa, màu sáng, điểm thắt nút thường nằm ở phần hông bên phải.

Khăn đội đầu tạo phong cách riêng biệt cho phụ nữ Khơ Mú

Bằng cách phối nhiều màu sắc và kỹ thuật thể hiện, hoa văn trên khăn đội đầu của phụ nữ dân tộc Khơ Mú trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ. Khi đội khăn, người Khơ Mú đã biết tạo cho mình một phong cách riêng biệt. Khăn đội đầu của phụ nữ dân tộc Khơ Mú được trang trí thêm các họa tiết hoa văn bằng chỉ thêu, những sợi tua và hoa vải màu ở hai đầu khăn. Mảng trang trí đẹp mắt này là sự giao thoa văn hóa giữa người Khơ Mú với người Thái trong vùng. Do vậy, loại khăn này cũng được gọi là "khăn piêu” như cách gọi của người Thái.

Chiêm ngưỡng bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Khơ Mú, dễ dàng nhận thấy bên cạnh tiếp thu những tinh hoa trang phục truyền thống của người Thái, đồng bào dân tộc Khơ Mú đã sáng tạo nên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình vừa mang những nét chung lại chứa đựng những nét riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình.

Trang phục của nam dân tộc Khơ Mú mộc mạc giản dị

Trong khi đó, trang phục của nam dân tộc Khơ Mú mộc mạc giản dị, được may bằng vải bông nhuộm chàm. Vào những dịp lễ, tết, cưới hỏi, đàn ông người Khơ Mú thường mặc áo dài màu đen và đội mũ nồi đối với người già, áo ngắn có khuy bằng vải đen đối với người trẻ tuổi. Trang phục truyền thống là một trong những nét văn hóa đặc trưng được dân tộc Khơ Mú đang được đồng bào tiếp tục gìn giữ và phát huy nét đẹp này.

Trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú luôn được đồng bào gìn giữ và bảo tồn

Thời gian qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới