Thứ hai 23/12/2024 18:27

Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2022

Tối 10/5, Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022” đã chính thức khai mạc.

Tham gia chương trình có 90 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống: thêu, sơn mài, gốm sứ, mây tre đan, mộc, chế biến thực phẩm,...

Khai mạc Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022”.

Chương trình được tổ chức giúp bảo tồn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát huy và giữ gìn ngành nghề truyền thống phát triển bền vững, ổn định; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Đồng thời, kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, góp phần vực lại sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - khẳng định, chương trình kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022” thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh sự kiện này, huyện Thanh Trì tổ chức không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện chào mừng SEA Games 31 gồm các sản phẩm OCOP, làng nghề của huyện như: nón lá truyền thống Vĩnh Thịnh xã Đại Áng, rượu Ngâu xã Tam Hiệp, bánh chưng Tranh Khúc xã Duyên Hà, sản phẩm OCOP xã Yên Mỹ và các sản phẩm làng nghề của các tỉnh như: Quảng Nam, Hải Dương, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên…

Đây là cơ hội nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm truyền thống của huyện nói riêng và các tỉnh, thành nói chung đến khách quốc tế tham quan trong thời gian diễn ra SEA Games 31.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ