KBảo hiểm nông nghiệp: Khó vẫn phải làm

Khi gặp rủi ro trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản do thiên tai, dịch bệnh, thị trường thì bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) chính là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho người nông dân.
Bảo hiểm nông nghiệp giúp bà con giảm bớt thiệt hại khi gặp rủi ro trong sản xuất

Bảo hiểm nông nghiệp giúp bà con giảm bớt thiệt hại khi gặp rủi ro trong sản xuất

CôngThương - Đến nay, đã có 234.235 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng Chương trình thí điểm BHNN về cây trồng, vật nuôi và thủy sản, trong đó có 80,8% là hộ nghèo. Tổng giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản hơn 5,4 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian qua, phát sinh một số lượng lớn hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại vào cùng một thời điểm nên chưa bồi thường kịp thời do hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất… Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đánh giá: Thí điểm BHNN là chính sách rất mới và cũng là khó, khó cả với nông dân đầu tiên được tiếp cận. Thứ 2 là đối với tổ chức bảo hiểm cũng là mới. Họ cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, hạn chế rủi ro và giám định tổn thất từ khâu kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm… Đối với cơ quan quản lý nhà nước cũng vậy, nên không tránh được bất cập. Mặc dù còn nhiều trở ngại, nhưng phía Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh khẳng định, vẫn tiếp tục chương trình này, vì qua thực tiễn thí điểm, kết quả đạt được tương đối tốt và có nhiều ý kiến đề xuất đưa ra thực hiện đại trà. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ trì và phối hợp với các địa phương triển khai chương trình và có báo cáo Chính phủ cụ thể về vấn đề này. Trong đó, đối với bảo hiểm tôm nước lợ, vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các địa phương tháo gỡ, có định hướng là tiếp tục thực hiện bảo hiểm tôm nuôi.

Khẳng định thêm, ông Lại Xuân Môn - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: “Mặc dù, BHNN là vấn đề mới và khó, nhưng dù khó đến mấy chúng ta vẫn phải làm. Bởi nếu không thì ai sẽ bám ruộng, ai sản xuất. Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất rủi ro cao, 60% phụ thuộc ngoại cảnh như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; nhất là gần đây đang có xu hướng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng…”.  Đến hết tháng 12/2013, việc ký kết hợp đồng tham gia BHNN sẽ kết thúc để phục vụ cho công tác tổng kết, đánh giá quá trình thí điểm vào tháng 6/2014.

Thu Phương

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Xem thêm