Thứ năm 08/05/2025 03:09

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm Polypropylene Copolymer

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm Polypropylene Copolymer có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc, UAE, Malaysia, Singapore, Việt Nam.

Ngày 15/8/2023, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm Polypropylene Copolymer có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc, UAE, Malaysia, Singapore và Việt Nam.

Theo đó, hàng hóa bị điều tra là Polypropylene Copolymer được phân loại theo mã HS 3902.30.90, bên yêu cầu điều tra là PT Chandra Asri Petrochemical Tbk.

Thông tin về các thủ tục tiếp theo, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia sẽ ban hành bản câu hỏi điều tra, cung cấp hồ sơ yêu cầu (bản công khai) và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đã trình diện nộp các thông tin, bản trả lời câu hỏi hoặc đề nghị tham vấn. Các bên liên quan chưa trình diện có thể nộp thông báo tham gia vụ việc trong vòng 14 ngày kể từ ngày ban hành thông báo (muộn nhất vào ngày 27/8/2023 theo giờ Indonesia).

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, việc bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Polypropylene Copolymer của Việt Nam, làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu sang Indonesia.

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia trong suốt quá trình vụ việc; nghiên cứu kỹ nội dung thông báo của Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia, thực hiện đúng các yêu cầu của Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia về thời hạn, thể thức, nội dung cung cấp thông tin, tài liệu. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để được hỗ trợ kịp thời.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất