Thứ năm 08/05/2025 03:00

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Theo Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, Ủy ban Tự vệ Indonesia đã khởi xướng điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc.

Cụ thể, theo thông tin Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, ngày 7/11/2024, Ủy ban Tự vệ Indonesia (KPPI) đã khởi xướng điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc thuộc 131 mã HS.

Ủy ban Tự vệ Indonesia (KPPI) đã khởi xướng điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc thuộc 131 mã HS. Ảnh: TTXVN

Ủy ban tự vệ Indonesia yêu cầu các bên quan tâm nộp yêu cầu bằng văn bản và theo phương thức điện tử tới Ủy ban Tự vệ Indonesia chậm nhất ngày 15/11/2024 để được xem xét là bên liên quan.

Đơn đăng ký cần bao gồm tên, địa chỉ, email, điện thoại, số fax của các bên quan tâm. Ủy ban Tự vệ Indonesia cho biết sẽ tổ chức phiên điều trần để tạo cơ hội cho các bên quan tâm trình bày ý kiến, bằng chứng lập luận vào ngày 21/11/2024 lúc 10.00-12.00 am.

Trước đó, ngày 22/10/2021, Bộ Tài chính Indonesia đã ban hành Quyết định áp thuế tự vệ toàn cầu đối với các sản phẩm may mặc. Thời hạn áp thuế trong 3 năm với các mức thuế giảm dần từng năm, cụ thể như sau:

Năm thứ nhất: Cao nhất là 63.000 Rp/sản phẩm (khoảng 4,43 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 19.260 Rp/sản phẩm (khoảng 1,36 USD/sản phẩm);

Năm thứ hai: Cao nhất là 59.850 Rp/sản phẩm (khoảng 4,21 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 18.297 Rp/sản phẩm (khoảng 1,29 USD/sản phẩm);

Năm thứ ba: Cao nhất là 56.858 Rp/sản phẩm (khoảng 4 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 17.382 Rp/sản phẩm (khoảng 1.22 USD/sản phẩm).

Thông tin liên quan vụ việc liên hệ Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thông báo xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất