Chủ nhật 22/12/2024 21:19

Huyện Gia Lâm - Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Gia Lâm – Hà Nội đã đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới thông minh, hiệu quả.

Năm 2024, xã Văn Đức được thành phố, huyện Gia Lâm lựa chọn là một trong 3 xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xã tập trung xây dựng thôn Chử Xá kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực: Mô hình thôn thông minh và Giáo dục - Đào tạo. UBND xã Văn Đức đã hướng dẫn thôn Chử Xá tiến hành điều tra, rà soát thực trạng kinh tế, cơ sở hạ tầng tại thôn để có giải pháp đầu tư, vận động xã hội hóa thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin phục vụ xây dựng thôn thông minh.

Huyện Gia Lâm tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Vì vậy, thôn Chử Xá đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng, nhóm Zalo "Tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn Chử Xá", thường xuyên cập nhật, trao đổi kiến thức, nâng cao kỹ năng số cơ bản để tuyên truyền, hướng dẫn người dân; xây dựng các "Điểm chuyển đổi số", thực hiện mô hình "Điểm hướng dẫn, sử dụng dịch vụ công trực tuyến" để hỗ trợ người dân. Bên cạnh đó, thôn có 735 hộ gia đình, có gần 1,5 nghìn điện thoại thông minh, 100% số hộ đồng tình xây dựng thôn thông minh; 682/735 hộ sử dụng các tiện ích của ví điện tử để thanh toán, giao dịch hàng hóa; 126/735 hộ lắp camera giám sát; thôn cũng huy động xã hội hóa lắp đặt hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí tại nhà văn hóa thôn, khu vực công cộng...

Tương tự, tại xã Ninh Hiệp, ngay sau khi hoàn thành xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2022, với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Ninh Hiệp tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của huyện đăng ký, phát động xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Trên địa bàn xã xây dựng một mô hình thôn thông minh tại thôn 9 đảm bảo các chỉ tiêu có tổ công nghệ số cộng đồng. Bên cạnh đó là du lịch thông minh và có một số sản phẩm được đăng trên các sàn thương mại điện tử, trang web và trang mạng xã hội, đặc biệt phải kể đến 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao của công ty Sanavi là "Đông trùng hạ thảo tươi" và "Đông trùng hạ thảo Nhất Gia".

Dịch vụ xã hội gồm y tế thông minh đã có 92,3% nhân dân đã cài đặt các ứng dụng tư vấn y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế như: Sổ sức khỏe điện tử, app VssID - nông nghiệp thông minh. Với đặc thù là một xã thương mại, dịch vụ, việc phát triển nông nghiệp tại thôn 9 tập trung chủ yếu vào phát triển, sơ chế các sản phẩm dược liệu và các sản phẩm dược liệu của thôn đã được đăng trên các trang thương mại điện tử và các sản phẩm được chế biến từ sen khô, mứt sen, hoa quả sấy khô... đã được áp dụng công nghệ số trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc.

Theo UBND xã Yên Thường, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường làm tốt công tác huy động mọi nguồn lực thực hiện 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và đặc biệt, chú trọng làm tốt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu là thu nhập thôn thông minh và 3 tiêu chí tự chọn là an ninh trật tự, giáo dục và văn hóa. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện nông thôn mới trên địa bàn xã từ 2011- 2024 là hơn 658 tỷ đồng.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” do UBND Thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022.

Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại địa chỉ: https://hotrodoanhnghiep.cds.hanoi.gov.vn/KhaoSatCDS/KhaoSatMucDoCDS

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững