Thứ năm 21/11/2024 18:30

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tính đến tháng 10/2024, huyện Bắc Yên đã khởi công mới 5 công trình giao thông nông thôn, dài gần 11 km; 1 công trình thủy lợi.

Luỹ kế từ năm 2022 đến nay, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 29 công trình công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh, với tổng chiều dài 51,82 km; 7 công trình nước sinh hoạt, phục vụ 711 hộ thụ hưởng; 6 nhà văn hóa bản, xã; 2 công trình thủy lợi và chợ xã Song Pe...

Diện mạo nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Bắc Yên ngày càng khởi sắc. Đường liên bản và đường ngõ xóm được bê tông hóa, thuận tiện đi lại. (Ảnh: Mùa Lầu )

Các công trình, dự án được đầu tư và đưa vào sử dụng, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, diện mạo nông thôn mới của của các xã trên địa bàn huyện Bắc Yên ngày càng khởi sắc. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 28,81%; có 87,5% số xã có đường ô tô đến trung tâm được trải nhựa hoặc đổ bê tông; 67,68% số bản có đường từ trung tâm xã đến trung tâm bản được cứng hóa; 73,1% số xã có trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 86,93% số hộ được dùng điện sinh hoạt an toàn; 99,5% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Đảm bảo triển khai hiệu quả Dự án 4 của Chương trình về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc, huyện tiếp tục phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh rà soát nội dung, danh mục, nhu cầu vốn, để triển khai các dự án thành phần; giao các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn thực hiện làm đầu mối phụ trách và tham mưu từng dự án, tiểu dự án; xây dựng phương án hỗ trợ, báo cáo kinh tế kỹ thuật trình các cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt dự án đầu tư theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục rà soát đối tượng thụ hưởng, nội dung, danh mục dự kiến đầu tư để tránh trùng lặp với các chương trình mục tiêu quốc gia khác; lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đầu tư xây dựng dự án, công trình mà người dân có nhu cầu cấp thiết, như cứng hóa đường giao thông nông thôn, công trình nước sinh hoạt, thủy lợi phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, nhà văn hóa. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đảm chất lượng, tiến độ; kịp thời kiến nghị, đề xuất điều chỉnh những chính sách không phù hợp thực tiễn tại địa phương...

Huyện Bắc Yên phấn đấu đến hết năm 2025, có 37 công trình giao thông nông thôn, tổng chiều dài 69,28 km; 8 công trình nước sinh hoạt, phục vụ 894 hộ dân được hoàn thành đưa vào sử dụng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4% trở lên; có 2 xã thoát diện đặc biệt khó khăn và 2 đạt chuẩn nông thôn mới.

Gia Hân
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững