Thứ năm 19/12/2024 07:30

Hướng tới xuất khẩu trứng cá tầm

Đến thời điểm này, một số DN đã bắt đầu chuẩn bị cho việc bán thử nghiệm trứng cá tầm ra thị trường thế giới.

 - Trong khi cá tầm thịt nuôi trong nước vẫn đang rất chật vật trong cuộc cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc nhập lậu, thì một hướng ra rất khả quan cho nghề nuôi cá tầm đang được một số DN tính đến: Nuôi cá tầm lấy trứng XK.

Những người có ít nhiều hiểu biết về nước Nga, chắc hẳn đều đã từng nghe tới một sản phẩm thượng hạng của nước này, đó là trứng cá đen. Trứng cá đen chính là trứng cá tầm, hiện đang có giá trị rất cao trên thị trường thế giới.

Loại trứng rẻ nhất hiện nay là trứng cá tầm trắng, có giá bán lẻ là 1.700 USD/kg. Trứng cá tầm Siberi có giá bán lẻ 2.800 USD/kg. Trứng cá tầm Sevruga có giá bán lẻ 5.800 USD/kg. Đặc biệt trứng cá tầm Nga được các thương nhân thế giới treo giá tới 12.000 USD/kg, nhưng không có giao dịch vì hiện trên thế giới không hề có trứng cá tầm này.

Giá trứng cá tầm rất cao, trong khi sản lượng trứng cá trên thế giới lại đang kém xa so với nhu cầu. Hiện nay, nhu cầu trứng cá tầm trên thế giới vào khoảng 2.000-3.000 tấn mỗi năm, nhưng sản lượng trứng cá tầm hiện chỉ đáp ứng được vỏn vẹn 2-3% của nhu cầu này.

Ngay ở Trung Quốc, nước sản xuất cá tầm lớn nhất thế giới hiện nay, cũng chỉ mới đạt sản lượng chừng 3-5 tấn trứng mỗi năm. Còn ở nước Nga, do cá tầm ngoài thiên nhiên gần như tuyệt chủng, sản lượng nuôi không cao nên trứng cá tầm hiện khan hiếm đến nỗi chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt. Nhiều du khách Nga khi sang du lịch ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) cũng thường lùng mua trứng cá tầm mang về nước theo dạng … xách tay.

Chính vì thế, thay vì chạy theo việc nuôi cá tầm thịt, một số DN Việt Nam đã bắt đầu hướng đến một sản phẩm cao cấp hơn hẳn là sản xuất trứng cá tầm. Sản phẩm này, không chỉ để cung ứng cho những khách sạn sang trong trong nước mà cái chính là vươn ra thị trường trứng cá tầm toàn cầu. Việt Nam lại đang có những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất trứng cá tầm.

 Trước hết, theo tiết lộ của một số chuyên gia cá tầm, nước ta đang dẫn đầu thế giớ về nuôi cá tầm thuần chủng. Đây là lợi thế lớn của Việt Nam vì các nước khác đang tập trung nuôi cá tầm lai. Loại cá này tuy có ưu thế dễ nuôi hơn, nhanh lớn hơn…, nhưng chất lượng và giá trị của trứng thì không thể sánh được với cá tầm thuần chủng. Điều kiện khí hậu của Việt Nam lại rất thuận lợi cho việc nuôi cá tầm lấy trứng.

Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch Tập đoàn Cá tầm Việt Nam, chia sẻ: “Nuôi cá tầm lấy trứng ở nhiều nước thường mất nhiều thời gian sinh trưởng do nền nhiệt độ thấp. Như ở Pháp, Ý…, phải nuôi từ 12-13 năm cá mới đẻ trứng. Cá tầm nuôi ở Nga từ 12-15 năm mới đẻ trứng. Ở Trung Quốc là 8 năm. Còn ở Việt Nam, nhờ cá tầm có thể sống được và phát triển tốt ở nhiệt độ 25-27 độ C, lại được nuôi trong các hồ thủy điện có lưu lượng nước chảy lớn, nguồn nước sạch, nên chỉ cần nuôi 4-6 năm, cá đã có thể đẻ trứng”.

Nguồn thức ăn tươi phong phú, giá rẻ cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá tầm lấy trứng ở Việt Nam. Ở các tỉnh ven biển miền Trung hiện nay, giá mỗi kg cá nục, cá cơm (những thức ăn rất tốt cho cá tầm) chỉ vào khoảng 12.000-15.000 đ/kg, trong khi giá các sản phẩm tương tự ở nhiều nước đang nuôi cá tầm là 3-5 USD/kg.

Vì thế, nếu bố trí nuôi cá tầm ở các hồ thủy điện lớn tại Duyên hải Miền Trung, sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tươi với giá rẻ lấy từ biển lên. Mà như lời khẳng định của ông Đức, nuôi cá tầm lấy trứng, nếu con cá được ăn nhiều thức ăn tươi, cá sẽ khỏe và cho chất lượng thịt cũng như trứng cao hơn hẳn so với cá tầm phụ thuộc nhiều vào thực ăn công nghiệp.

“Nuôi cá tầm lấy trứng, nếu thành công, không chỉ sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho con cá tầm Việt Nam, mà còn giúp cho nghề nuôi cá tầm nước ta thoát ra khỏi nỗi ám ảnh mang tên … cá tầm Trung Quốc.

 Vì với sản lượng tới 40 ngàn tấn mỗi năm, lại sử dụng nhiều chất tăng trọng khiến giá thành rất hạ, cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam, tuy đã có giảm mạnh sau sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, vẫn đang dễ dàng “đè bẹp” cá tầm Việt ngay trên sân nhà”. Đó là lời tâm sự của một doanh nhân cá tầm khi định hướng cho DN của mình đi vào con đường nuôi cá tầm lấy trứng.

Theo NNVN

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD