Thứ bảy 28/12/2024 09:18

HUFI: Đồng hành cùng sinh viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Giai đoạn 2017-2022, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI) có hơn 700 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên cùng với 3 dự án được triển khai.

Hơn 700 ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên

Là cơ sở đào tạo có quy mô lớn và có truyền thống của ngành Công Thương, những năm gần đây, HUFI đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên con đường phát triển trở thành trường đại học đổi mới sáng tạo, trong đó phong trào khởi nghiệp trong sinh viên, nghiên cứu khoa học và công nghệ là một trong những điểm nhấn nổi bật của nhà trường.

PGS. TS Nguyễn Xuân Hoàn - Hiệu trưởng HUFI cho biết, từ năm 2017, nhà trường bắt đầu triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (ĐMST&KN) trong toàn trường. Chương trình với mục tiêu ươm mầm tinh thần doanh chủ trong mỗi sinh viên, tạo tiền đề trở thành người lao động có tâm thế khởi nghiệp, có chuyên môn cao... Qua 5 năm triển khai thực hiện các hoạt động đã đem lại những kết quả nhất định góp phần vào sự phát triển chung của hoạt động ĐMST&KN.

Đã có hơn 700 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên HUFI trong giai đoạn 2017-2022

Trong giai đoạn 2017-2022, nhà trường đã có hơn 700 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên; tổ chức 3 lần cuộc thi ĐMST&KN cấp trường với 80 dự án tham gia và hơn 20.000 sinh viên quan tâm; có 10 dự án tham gia 4 cuộc thi khởi nghiệp cấp khu vực, kết quả 1 dự án Top 50, 1 dự án vào Top 25, 1 dự án vào Top 12 chung kết, 1 dự án đạt giải ba. Ngoài ra, có 14 dự án tham gia 3 cuộc thi khởi nghiệp cấp quốc gia, kết quả 1 dự án Top 50, 1 dự án Top 20, 1 dự án Top 15, 11 dự án Top 10, 1 dự án giải ba và 1 giải bình chọn.

Đáng chú ý, trong hàng trăm ý tưởng, dự án khởi nghiệp có 3 dự án được triển khai thực tế: Dự án“Nghiên cứu phát triển sản phẩm bọt tắm từ xà phòng hóa dầu dừa”; Dự án “Symcocha - Dòng sản phẩm trà lên men Kombucha từ vỏ hạt cacao mật hoa dừa và trái cây Việt Nam" và Dự án “Hệ thống giáo dục ảo Metaverse”- PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn chia sẻ.

Các hoạt động ĐMST&KN được HUFI tập trung thực hiện với sự đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất và con người một cách bài bản, có chiến lược, kế hoạch dài hạn; mở rộng quy mô, chú trọng chất lượng, hiệu quả.

Góp phần kiến tạo tương lai

Chia sẻ thêm với phóng viên, TS Thái Doãn Thanh – Phó Hiệu trưởng HUFI cho biết, hoạt động ĐMST&KN giai đoạn 2017 – 2022 được nhà trường triển khai tổng hợp thông qua nhiều hoạt động, từ công tác tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức trong sinh viên, cán bộ, giảng viên đến hoạt động đào tạo trang bị kiến thức khởi nghiệp. Đồng thời, kết hợp hoạt động trải nghiệm, các chương trình thực tế, các cuộc thi… nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học, cọ sát với thực tế, thị trường kinh doanh… từ đó lựa chọn, hình thành những dự án khởi nghiệp khả thi.

Bao trùm các hoạt động đó, nhà trường đã xây dựng được cơ chế và nhân sự hỗ trợ công tác khởi nghiệp tại các khoa và trường. Cụ thể, những dự án khởi nghiệp của sinh viên khi hình thành luôn có sự đồng hành của giảng viên hỗ trợ chuyên môn; đội ngũ cố vấn, hướng dẫn là các chuyên gia, doanh nhân có nhiều kinh nghiệm thực tế; đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ tài chính, nguồn lực để hiện thực hoá các dự án.

Các khóa đào tạo về kỹ năng về đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong giảng viên, sinh viên đã được HUFI tổ chức

Bên cạnh thành lập Câu lạc bộ ĐMST&KN, phối hợp cùng các câu lạc bộ đội nhóm trong trường tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, nhà trường đã chính thức đưa vào hoạt động Câu lạc bộ Mentoring HUFI, kết nối doanh nhân, cựu sinh viên thành đạt, Hội doanh nghiệp, giảng viên với sinh viên, các nhóm dự án khởi nghiệp sinh viên”- TS Thái Doãn Thanh cho biết thêm.

Song song với đó, HUFI đã tạo mạng lưới kết nối hỗ trợ hoạt động ĐMST&KN thông qua các hoạt động kết nối cựu sinh viên, kết nối cộng đồng doanh nghiệp; tham gia mạng lưới khởi nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia mạng lưới trung tâm ĐMST&KN các trường đại học, cao đẳng,… qua đó góp phần giúp sinh viên kiến tạo tương lai, các em có cơ hội phát huy tiềm năng của bản thân để từ đó lựa chọn cho mình công việc phù hợp.

Trong 5 năm qua, hoạt động ĐMST&KN của HUFI cũng đã tổ chức được 50 sự kiện workshop với sự tham gia của hơn 22.000 lượt sinh viên; tổ chức các lớp TOT bồi dưỡng cho gần 300 giảng viên nguồn về ĐMST&KN; tổ chức 58 các lớp tập huấn, đào tạo cho 2.889 sinh viên về ĐMST&KN khơi tạo và cho ra hơn 700 ý tưởng khởi nghiệp…

Các chương trình khởi nghiệp được tổ chức đa dạng, phong phú, có tính kế thừa, hệ thống và có tính dài hạn… góp phần thay đổi từng bước về tư duy nhận thức và hành động của sinh viên và cán bộ, giảng viên trong trường.

HUFI đã phát động cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2023

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, trong quá trình thực hiện nhà trường gặp khá nhiều vướng mắc về mặt cơ chế, chính sách liên quan đến các quy định của pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Viên chức và một số quy định của nhà trường chưa thay đổi kịp so với thực tế của hoạt động ĐMST&KN gây khó khăn trong quá trình quản lý và phối hợp thực hiện.

Theo PGS Nguyễn Xuân Hoàn, ĐMST&KN là một xu thế mang tính toàn cầu. Trong xu thế ấy, các bạn sinh viên, thế hệ trẻ là nhân tốt quan trọng trong sự phát triển. Tuy nhiên, điều các bạn trẻ đang thiếu là kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, các bạn cần một người dẫn dắt, đồng hành, một người sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ các bạn vượt qua những khó khăn trên bước đường lập nghiệp, một người sẵn sàng bên cạnh động viên, giúp đỡ khi các bạn thất bại.

Dự án của sinh viên khoa CNTT đã đầu tư 10 tỷ đồng để triển khai thực hiện

Thời gian tới, HUFI sẽ tiếp tục đồng hành với sinh viên nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ĐMST&KH; thành lập Trung tâm hỗ trợ sinh viên và khởi nghiệp, và tổ bộ môn chuyên trách môn học ĐMST&KN, kỹ năng mềm trực thuộc trung tâm này; xây dựng Phòng thực hành Innovation Lab hỗ trợ hoạt động nghiên cứu chuyển giao các dự án khởi nghiệp sinh viên và phục vụ dự án nghiên cứu theo đơn đặt hàng từ doanh nghiệp, trung tâm phát triển hoạt động nghiên cứu cho các dự án ĐMST&KN giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, xã hội.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn: Nhà trường sẽ có cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ đầu mối quản lý và hỗ trợ hoạt động ĐMST&KN tại các khoa. Đầu tư vốn cho các nhóm sinh viên đã có ý tưởng, dự án khởi nghiệp để vận hành các mô hình kinh doanh, sản xuất thử các sản phẩm mẫu,... tạo điều kiện cho các nhóm sinh viên phát triển, hiện thực hoá ý tưởng trên ghế nhà trường, tiến tới xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024