Thương mại hóa nghiên cứu khoa học của sinh viên
Xã hội 01/02/2023 11:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Không chỉ có tính ứng dụng cao, với kết quả chỉ sau 6 phút là có cơm ăn, quy trình sản suất cơm ăn liền của nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã được doanh nghiệp hỗ trợ chuyển giao và thương mại hóa trên thị trường.
Tháng 11 năm 2022, “Đề tài nghiên cứu quy trình sản xuất cơm ăn liền” của nhóm 5 em sinh viên đến từ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (Bộ Công Thương) đã vinh dự đạt ggiải Nhất tại Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam VIFOTEC triển khai thực hiện.
Đề tài do 5 nữ sinh viên gồm: Dương Thị Hồng Phượng, Võ Thị Hồng Nhung, Trần Thị Huỳnh Như, Lê Thị Yến Lin, Nguyễn Ngọc Diễm Hằng thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh - giảng viên khoa Công nghiệp thực phẩm của trường.
![]() |
Nhóm sinh viên tham gia đề tài cùng giáo viên hướng dẫn |
Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Anh cho biết, đề tài có tính ứng dụng rất cao và đáp ứng được cả về yếu tố thời gian, giá thành, chất lượng. Theo đó, chỉ trong thời gian 6 phút, với công suất 350-450W của lò vi sóng, sản phẩm cơm ăn liền nở ra thành hạt cơm trắng thơm, mềm và ráo không khác biệt gì nhiều so với gạo nấu bằng nồi cơm điện trong hơn 30 phút.
"Các em có ý tưởng và bắt tay vào nghiên cứu quy trình sản xuất cơm ăn liền từ năm 2020. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên phải dừng lại và đến 2022 mới hoàn thiện sản phẩm sau 3 năm thầy trò đồng hành cùng nhau"- Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh thông tin thêm.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, sinh viên Dương Thị Hồng Phượng chia sẻ, trong cuộc sống hiện đại, con người bận rộn với công việc, thời gian dành cho các bữa cơm cũng bị rút ngắn lại, vì thế, đồ ăn nhanh hoặc các sản phẩm ăn liền đã được nhiều người lựa chọn. Điều đó đã giúp cho chúng em nảy sinh ý tưởng nghiên cứu sản phẩm cơm ăn liền, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm làm từ lúa gạo trên thị trường thực phẩm, đồ ăn nhanh của Việt Nam.
![]() |
Sản phẩm cơm ăn liền của nhóm tác giả |
Đại diện Nhóm nghiên cứu cho biết, quá trình để sản xuất ra sản phẩm cơm ăn liền các em đã lựa chọn nguyên liệu là lúa mới được thu hoạch để đảm bảo độ tươi, dẻo, thơm. Sau khi lúa được phơi khô, sẽ được tách bỏ vỏ trấu, xát nhẹ lớp cám mỏng, không qua xát trắng kỹ và đánh bóng, không có công đoạn bảo quản, lưu kho.
"Cơm ăn liền được hồ hóa một phần bằng hơi nước, sau đó được sấy khô để giữ cho hạt gạo ở trạng thái xốp, các hạt cơm khô, riêng lẻ, về cơ bản không bị vón cục. Khi sử dụng, chỉ cần cho nước vào theo tỷ lệ được hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm, sau đó cho vào lò vi sóng, chỉnh chế độ nấu ở mức trung bình trong 5-7 phút là có món cơm nóng để thưởng thức" - Trần Thị Huỳnh Như – thành viên Nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Cũng theo Nhóm nghiên cứu, do sản phẩm được dùng từ nguyên liệu tươi, sạch, hàm lượng B1 của vỏ hạt gạo không bị mất đi trong quá trình chế biến nên cơm ăn liền có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tăng cường miễn dịch, bổ sung vitamin, khoáng và chất xơ, giúp giảm nguy cơ ung thư.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, quy trình sản xuất cơm ăn liền sẽ có khả năng chuyển giao, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng vào thực tiễn rất cao. Đặc biệt, sản phẩm ứng dụng từ cơm ăn liền vị mặn (cơm chà bông, cơm rong biển, cơm mè đen), vị ngọt (atiso đỏ, matcha), hoàn toàn không sử dụng phụ gia và chất bảo quản nên rất dễ dàng áp dụng ở các công ty lương thực, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lúa gạo.
“Sản phẩm cơm ăn liền sẽ góp phần nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung", thạc sĩ Hoàng Anh nhận định.
Hiện Công ty FoodTech đã có kế hoạch hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đưa ra thị trường sản phẩm cơm ăn liền của nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ngày hội việc làm: Hơn 100 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại HUFI

Xe cấp cứu bốc cháy, nữ bệnh nhân chuyển tuyến bị bỏng nặng

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu rà soát vụ khách "gánh" 3 loại phí tại Tân Sơn Nhất

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm bổ thận An Vương quảng cáo sai sự thật

Lùm xùm 4 biển số xe đẹp tại Đồng Nai: Biển số 60B6-888.88 khách trả mua 1,5 tỷ đồng
Tin cùng chuyên mục

Đắk Nông: Kịp thời cứu mẹ ôm con nhỏ có ý định nhảy lầu tự tử

Việt Nam - ILO: Hướng tới việc làm thỏa đáng, bền vững cho mọi người

Bước ngoặt chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội

Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm

Tài xế “chặt chém” khách du lịch bị phạt hơn 12 triệu đồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác giảm nghèo bền vững

Báo động tình trạng đuối nước trẻ em ở Tây Nguyên

Đồng hành với thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, lập nghiệp

Vườn quốc gia U Minh Hạ “gồng mình” chống nắng hạn

Lạng Sơn: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hoạt động trở lại sau 9 ngày đóng cửa

TP. Hồ Chí Minh: Sở Giao thông vận tải lên tiếng việc tăng phí taxi vào sân bay Tân Sơn Nhất

Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Tâm Anh

Vùng đồng bằng sông Hồng: Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

Thanh Hóa: Tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng chất gây nghiện

Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đi vào hoạt động

Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy ở Long Biên khiến 1 phụ nữ tử vong

Phát huy tinh thần yêu nước của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Hà Nội: Sau khi đi dã ngoại, nhiều học sinh tiểu học nghi ngộ độc thực phẩm

Kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
