Thứ sáu 22/11/2024 14:25

HoREA đề xuất nhiều giải pháp để TP. Hồ Chí Minh phát triển đột phá

Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội tạo điều kiện cho TP. Hồ Chí Minh phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhìn nhận: Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/8/2023, có nội dung rất toàn diện, bao gồm: Các lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy với đặc thù “thành phố trong thành phố” hoặc có một số quận, huyện có quy mô dân số gần tương đương một tỉnh nhỏ, mở ra cơ hội và tạo động lực phát triển vượt trội cho TP. Hồ Chí Minh.

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh vừa đề xuất nhiều giải pháp để Nghị quyết cơ chế đặc thù TP. Hồ Chí Minh phát triển đột phá, đi vào cuộc sống

Để “Nghị quyết” tạo sự phát triển đột phá cho TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh vừa gửi Công văn kiến nghị loạt giải pháp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đề xuất các giải pháp, cụ thể: “Nghị quyết” cho phép Thành phố được áp dụng hợp đồng BOT (hợp đồng xây dựng - kinh doanh -chuyển giao) đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao, để có thể thực hiện được việc nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa một số tuyến đường chính hiện hữu đang bị “thắt cổ chai”, thường xuyên bị ùn tắc giao thông. Ví dụ như đoạn Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước (mà phía đại lộ Bình Dương rất thông thoáng).

Tuy nhiên để tránh xảy ra tình trạng “xung đột lợi ích” giữa các bên liên quan và người dân, Hiệp hội đề xuất “các dự án đầu tư theo hình thức này phải đảm bảo quyền lợi của người dân” và “Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức giám sát đảm bảo quyền lợi của người dân. UBND Thành phố thực hiện đầy đủ, công khai minh bạch các thông tin về dự án để thuận lợi cho người dân giám sát”.

Cùng với đó, Hiệp hội đề xuất Nghị quyết” cho phép Thành phố được xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất trong trường hợp Bảng giá đất đã thu thập thông tin thị trường và xây dựng đến từng thửa đất để áp dụng cho trường hợp Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức của hộ gia đình, cá nhân.

Tuy vậy theo Hiệp hội, tại thời điểm hiện nay do một số quy định pháp luật hiện hành chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất nên Bảng giá đất của Thành phố chưa thu thập được thông tin thị trường đầy đủ, chính xác, cập nhật theo thời gian thực, chưa xây dựng được giá đất đến từng thửa đất. Do đó rất khó đáp ứng yêu cầu “Bảng giá đất đã thu thập thông tin thị trường và xây dựng đến từng thửa đất” của “Nghị quyết” để Thành phố xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất.

Hơn nữa, phạm vi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất của “Nghị quyết” đã loại trừ trường hợp sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Từ đó Hiệp hội đề nghị UBND Thành phố tiếp tục đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép Thành phố được xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất (không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất) ngày 17/2/2022 của UBND TP Hồ Chí Minh.

Giải pháp này để “công thức hóa” việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các dự án có sử dụng đất. Qua đó, vừa đảm bảo không làm thất thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai, vừa tránh được “rủi ro pháp lý” trong thi hành công vụ cho cán bộ, công chức và người liên quan.

“Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được áp dụng một số cơ chế đặc thù của “Nghị quyết” để giải quyết các vướng mắc tương tự như TP. Hồ Chí Minh” - ông Lê Hoàng Châu đề xuất.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão