Thứ hai 25/11/2024 12:51

Hồng Kông thể hiện sẵn sàng tham gia Hiệp định RCEP

Hồng Kông (Trung Quốc) thể hiện sẵn sàng tham gia Hiệp định RCEP khi chính quyền chuẩn bị thảo luận về việc gia nhập Hiệp định này vào năm tới.

Các nhà phân tích kinh tế coi sự hiện diện của Hồng Kông trong khối thương mại tự do là một động lực cho nền kinh tế ASEAN. Đặc khu trưởng Hồng Kông John Lee Ka-chiu mới đây cho biết, Hồng Kông đã sẵn sàng làm việc với 15 thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và mong muốn gia nhập hiệp định. Hồng Kông đã đề nghị gia nhập ngay khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Mười quốc gia thành viên ASEAN, là nòng cốt của RCEP, đã hoan nghênh đề nghị này.

Đặc khu trưởng John Lee Ka-chiu lạc quan rằng Hồng Kông sẽ đóng góp tốt cho hiệp định thương mại tự do, với vị trí lý tưởng của Hồng Kông là cầu nối giữa Trung Quốc đại lục và thế giới. Nơi đây cũng là một trung tâm tài chính hàng đầu.

ASEAN đã là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hồng Kông kể từ năm 2021, với khối lượng thương mại đạt hơn 160 tỷ USD vào năm 2021. RCEP có 15 thành viên, với 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác là Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

RCEP chiếm khoảng 28% thương mại toàn cầu, 30% GDP toàn cầu và gần 30% đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong lễ kỷ niệm 10 năm RCEP, được tổ chức từ ngày 2-3/11 tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, đã yêu cầu tất cả các nước ký kết RCEP thảo luận về đề nghị gia nhập của Hồng Kông.

Ky Sereyvath, một nhà nghiên cứu kinh tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia, cho biết ông nhận thấy những khía cạnh tích cực của việc hòa nhập, vì Hồng Kông là một khu kinh tế tiềm năng với các cảng quốc tế sôi động liên quan đến các hoạt động thương mại. Hồng Kông có một nền kinh tế tiên tiến có nghĩa là không thể nhận được bất kỳ chương trình ưu đãi chung chung nào.

Do đó, nếu trở thành thành viên của RCEP, Hồng Kông sẽ nhận được rất nhiều thỏa thuận miễn thuế với các nước thành viên ASEAN, điều này sẽ dẫn đến việc tăng dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Khối thương mại RCEP bao gồm khoảng 30% dân số toàn cầu. Seng Vanly, nhà phân tích quan hệ quốc tế, cho rằng RCEP ra đời sau hơn một thập kỷ là thành quả cho nỗ lực làm việc giữa các thành viên ASEAN.

Duy Hưng (tổng hợp, PNP, SCMP)
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?