Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phản ánh mức độ hiệu quả các FTA mang tới cho các địa phương, đồng thời tạo động lực để địa phương bứt phá
Bộ chỉ số FTA Index thúc đẩy địa phương tiệm cận với các FTA FTA Index: Cải thiện mức độ quan tâm của địa phương đối với FTA

Việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, mang lại những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên cả nước, nhất là thúc đẩy tăng trưởng giá trị thương mại.

Tuy nhiên, công tác triển khai thực thi FTA tại các địa phương thời gian qua còn nhiều tồn tại và khó khăn. Điều đó đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan quản lý thực thi FTA của trung ương và địa phương cũng như những đột phá trong tư duy hành động để có thể gia tăng hơn nữa cơ hội từ các hiệp định này mang lại. Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Kinh tế tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã có chia sẻ về vấn đề này.

Vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trong thực thi cũng như tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA đang được các tỉnh, thành phố thể hiện như thế nào? Các hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong thực thi FTA của các địa phương đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua hay chưa, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Kinh tế tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Kinh tế tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Dù mức độ nỗ lực khác nhau, nhưng chúng ta thấy các địa phương đã có những hoạt động, kế hoạch để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Các địa phương cũng phối hợp với các bộ, ngành, chuyên gia và hiệp hội doanh nghiệp để cung cấp những thông tin trực diện, liên quan đến doanh nghiệp trên địa bàn; tập trung vào những vấn đề liên quan đến cơ hội, thách thức, khả năng tận dụng các FTA, cập nhật những xu hướng mới, ví dụ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) hay Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong thời gian gần đây.

Cùng với đó là những nỗ lực của các địa phương trong thực hiện các hoạt động kết nối doanh nghiệp. Tôi lưu ý là bao gồm cả hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và kể cả doanh nghiệp trên địa bàn, với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Dù vậy, theo tôi, bên cạnh những nỗ lực vừa qua cũng còn một số điểm có thể cần phải cải thiện hơn. Điểm cần cải thiện đầu tiên là vấn đề về chất lượng của các hoạt động thông tin tuyên truyền. Rất nhiều các chuyên gia, đại biểu đã tham gia các khóa tập huấn, hội thảo trong thời gian vừa qua liên quan đến việc tổ chức thực hiện các FTA và đặc biệt là liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng cá nhân tôi cảm nhận nội dung thực hiện được chất lượng nhất trong thời gian vừa qua đấy là hoạt động liên quan đến nỗ lực của Bộ Công Thương phối hợp với một số địa phương trong việc hướng dẫn về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu. Đó là hoạt động được thực hiện vừa sớm nhất, vừa chất lượng nhất và thường xuyên nhất.

Các nội dung khác có vẻ như tần suất ít hơn và mức độ kịp thời còn cần phải cải thiện hơn. Một nội dung nữa đó là độ sâu của các buổi hướng dẫn, do các địa phương trong nhiều điều kiện khác nhau, khả năng mời được chuyên gia cũng rất hạn chế và vì vậy mỗi khi mời được họ cố gắng tranh thủ để các đối tượng tham gia được nhiều nhất có thể. Chính vì vậy, nội dung truyền đạt cũng ở mức vừa phải để bảo đảm cả doanh nghiệp, cả cơ quan quản lý cũng có thể hấp thụ được, nên ở một chừng mực nhất định làm cho độ sâu của các hoạt động cũng bị ảnh hưởng.

Cuối cùng, trong các FTA thế hệ mới đều có một chương về hợp tác và nâng cao năng lực, cụ thể chương này là nơi các đối tác cam kết hỗ trợ cho mình. Thế nhưng, có vẻ như các địa phương và doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến mình cam kết gì, mình phải làm gì để được hưởng lợi. Trong khi mình lại chưa chủ động trong việc kiến nghị các đối tác như trong khối CPTPP hay Liên minh châu Âu để họ hỗ trợ kỹ thuật cho mình, để mình tận dụng các hỗ trợ. Đây cũng là một điểm hơi đáng tiếc.

Từ những thực tế trong quá trình khảo sát cũng như phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế ở các địa phương, theo ông, vì sao lại có sự chênh lệch giữa việc tận dụng các FTA tại các tỉnh, thành phố hiện nay và chúng ta cần khắc phục điều này như thế nào?

Tôi nghĩ khác biệt liên quan đến kết quả thực thi FTA có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về khách quan, chúng ta cũng nhìn nhận các thị trường, các đối tác có những thay đổi. Ví dụ, thị trường EU có những thay đổi liên quan theo hướng phát triển bền vững ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng như nông, lâm, thủy sản. Với một số đối tác khác chúng ta cũng có những mặt hàng có thể tận dụng được cơ hội từ chuyển giao công nghệ. Ví dụ như mặt hàng quả vải chẳng hạn, khi xuất khẩu qua Nhật Bản cũng được hưởng lợi rất nhiều từ việc chuyển giao công nghệ của Nhật trong việc liên quan đến chiếu xạ, liên quan đến bảo quản trước khi vận chuyển sang phía Nhật Bản. Có thể thấy, sự hỗ trợ của quan hệ đối tác cũng có ích ít nhiều đối với các địa phương trong việc tìm kiếm cơ hội và tận dụng các FTA.

Ở khía cạnh chủ quan, chúng tôi nhìn nhận cũng có những khác biệt giữa các địa phương với nhau. Vấn đề đầu tiên là sự nhận thức của các địa phương đối với các cam kết trong các FTA.

Có nhiều địa phương tổ chức các hoạt động rất thường xuyên và cũng trao đổi thường xuyên với Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan và kể cả với mạng lưới chuyên gia để có thể hỗ trợ. Ngược lại, các địa phương khác có sự quan tâm đối với các FTA thế hệ mới lại có vẻ không đều. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi.

Cuối cùng, chúng ta vẫn đang tập trung nhiều vào phần thông tin tuyên truyền những nội dung chính trong hiệp định, những nội dung được viết trong hiệp định và hai bên đã thống nhất và cách hiểu. Còn những vấn đề mới ảnh hưởng đến việc thực thi, như những quy định mới của EU hay của các thị trường đối tác không được viết trong hiệp định thì chúng ta tổ chức thực thi như thế nào… đó cũng là những vấn đề còn tồn tại và nhiều cách hiểu khác nhau. Đó cũng là một điều ảnh hưởng rất khác biệt với các địa phương. Bởi vì nếu chuẩn bị sớm thì phải có căn cứ thông tin để chuẩn bị và đây cũng là một điều mà cả cơ quan nhà nước và các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải rút kinh nghiệm trong thời gian tới.

FTA index được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phản ánh mức độ hiệu quả của các FTA mang tới cho các địa phương.
FTA Index được kỳ vọng tạo động lực mới cho địa phương - Ảnh: TTXVN

Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA hàng năm của các địa phương (FTA Index) sắp ra mắt là bộ chỉ số để đo lường hiệu quả thực thi FTA của các địa phương, điều này theo ông sẽ tạo nên sự chuyển biến như thế nào trong việc nâng cao năng lực hội nhập và thực thi FTA của các địa phương và ông có khuyến nghị gì để nâng cao năng lực thực thi và tận dụng hiệu quả các FTA trong thời gian tới?

Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực và sáng kiến của Bộ Công Thương trong việc triển khai Bộ Chỉ số FTA Index và hi vọng nhận được kết quả trong thời gian tới.

Với FTA Index và vai trò của Bộ Công Thương khi Bộ chỉ số này được đưa vào thực hiện và công bố được các số liệu một cách định kỳ sẽ giúp cho các địa phương tạo được động lực trong việc thực hiện các FTA. Đây là một động lực rất quan trọng. Việc đánh giá một cách minh bạch như vậy có một ý nghĩa quan trọng, những chỉ số thành phần giúp cho các địa phương biết có những cập nhật về quá trình thực thi FTA và cải thiện. Cùng với đó là câu chuyện thực hiện được các nhiệm vụ, như vậy tạo ra một văn hóa để các địa phương nhìn nhận rằng không phải chỉ làm cho xong việc mà phải làm vì lợi ích của doanh nghiệp, vì lợi ích của nền kinh tế gắn với những con số cụ thể và mức độ tận dụng các hiệp định thương mại tự do là như thế nào.

Trên cơ cơ sở đó, chúng tôi có một số kiến nghị. Một là, Bộ Công Thương phải dành nhiều thời gian hơn, về cả nguồn lực và con người cho nhiệm vụ này để bảo đảm khi chúng ta bắt đầu với nhiệm vụ thực hiện công bố chỉ số FTA Index thì kết quả phải công khai, tạo được độ minh bạch, sự tin cậy và được các địa phương tham chiếu trong quá trình hoạch định chính sách của họ.

Hai là, phối hợp với các chuyên gia, các cán bộ ở địa phương để tạo ra được một cách hiểu thống nhất liên quan đến các chỉ số này và từ đó có được những nỗ lực của cả cấp bộ, ngành cũng như là các địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan.

Ba là, là thường xuyên trao đổi với các đối tác để mình có những hỗ trợ kỹ thuật phù hợp trong việc hỗ trợ cho các địa phương.

Xin cảm ơn ông!

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng 33%. Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, Australia là thị trường có dư địa tốt cho xuất khẩu thủy sản.
“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Sau 5 năm thực thi, Hiệp định CPTPP đã mang lại kết quả tích cực cho hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước đã khai thác có hiệu quả cơ hội từ CPTPP.
Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Nhu cầu các sản phẩm tôm chế biến của thị trường Australia khá cao. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường này cần chú trọng xây dựng thương hiệu.
Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

10 tháng năm 2023, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 200 triệu USD, dù giảm so với cùng kỳ, song thị trường Mexico, Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng"

Tin cùng chuyên mục

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Tác động Hiệp định CPTPP đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Hiệp định CPTPP đã giúp xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang các nước khu vực châu Á thuộc khối CPTPP gia tăng đáng kể.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Sau 5 năm triển khai CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada vẫn chủ yếu sử dụng MFN, chỉ có 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.
Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng để có thể tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP.
Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?

Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?

Giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico mặc dù có sụt giảm, nhưng quốc gia Bắc Mỹ này vẫn duy trì vị trí dẫn đầu khối thị trường CPTPP về nhập khẩu cá tra Việt Nam
Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ về giải pháp xây dựng thương hiệu hàng Việt khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Bộ trưởng Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề về Scotland

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Bộ trưởng Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề về Scotland

Vương quốc Anh chính thức ký gia nhập CPTPP đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai nước để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định này trong thời gian tới.
Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP

Để có những kết quả nổi bật trong xuất khẩu hàng hóa tại thị trường CPTPP, công tác xúc tiến thương mại đã liên tục được đổi mới và có những hoạt động hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Hiệp định CPTPP mở rộng cách cửa cho ngành hồ tiêu Việt Nam, tuy nhiên, để đi sâu vào khối thị trường này thì vấn đề chất lượng và thương hiệu phải song hành.
Hiệp định CPTPP: “Cú huých” cho hàng Việt xuất khẩu vào Canada

Hiệp định CPTPP: “Cú huých” cho hàng Việt xuất khẩu vào Canada

Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt vào Canada đã tăng tới 110% sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Xuất khẩu quế, hồi sang Canada tăng đột biến nhờ Hiệp định CPTTP

Xuất khẩu quế, hồi sang Canada tăng đột biến nhờ Hiệp định CPTTP

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, kể từ sau khi Hiệp định CPTTP thực thi, xuất khẩu mặt hàng quế, hồi của Việt Nam vào địa bàn Canada tăng đột biến.
Canada đứng Top 2 trong khối thị trường CPTPP nhập khẩu cá tra từ Việt Nam

Canada đứng Top 2 trong khối thị trường CPTPP nhập khẩu cá tra từ Việt Nam

Canada tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong khối thị trường CPTPP về nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam.
Hàng Việt vươn mình cùng Hiệp định CPTPP

Hàng Việt vươn mình cùng Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu hàng Việt sang nhiều thị trường trong khối CPTPP đã có sự tăng trưởng rất cao sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Sáng 27/9, Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP.
Xu hướng bảo hộ thương mại đang diễn ra như thế nào?

Xu hướng bảo hộ thương mại đang diễn ra như thế nào?

Những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
3 nước nào được bổ sung áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP?

3 nước nào được bổ sung áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP?

Theo Nghị định số 68 của Chính phủ, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động