Thứ hai 23/12/2024 11:34

Hội thảo khoa học công nghiệp Nghệ An đến năm 2030: Cần đột phá trong phát triển

Sáng17/5, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học công nghiệp Nghệ An đến năm 2030, nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà quản lý về định hướng chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp Nghệ An đúng hướng, nhanh hơn, mạnh hơn.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học công nghiệp Nghệ An đến năm 2030

Những tham luận và ý kiến của các đại biểu tại hội thảo đã khẳng định công nghiệp Nghệ An được phát triển đúng hướng, tuy nhiên cần có một chiến lược mới và phù hợp để tạo ra sự phát triển mang tính đột phá trong thời gian tới.

Nhiều chuyên đề tham luận tại hội thảo đều đánh giá cao sự tăng trưởng của công nghiệp Nghệ An trong những năm gần đây. Tuy bất lợi là xa các trung tâm phát triển của cả nước nhưng với tăng trưởng bình quân gần 13%/năm, chỉ số sản xuất công nghiệp Nghệ An đã để lại nhiều ấn tượng.

10 tham luận của các chuyên gia kinh tế, công nghiệp tại hội thảo đã đề cập đến những vấn đề căn bản, đó là: Đánh giá đúng thực trạng bức tranh công nghiệp Nghệ An hiện nay; nhìn nhận rõ các tiềm năng và những cơ hội, thách thức để phát triển công nghiệp trong bối cảnh mới, đặc biệt là tác động của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...

TS Trần Đình Thiên phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, ông Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, trong những năm qua, Nghệ An đã phát triển kinh tế tư nhân đúng theo định hướng của Đảng. Nhưng nền tảng phát triển công nghiệp chưa thay đổi. Chưa thay đổi được tư duy để phát triển thành chiến lược có định hướng rõ ràng.

Lực lượng DN công nghiệp Nghệ An vẫn yếu, theo thống kê chưa đến 1.000 DN thực chất hoạt động, quy mô còn nhỏ. Doanh nghiệp chỉ mới là “kiếm sống, kiếm ăn”, chứ chưa đủ là lực lượng chủ đạo để tạo đòn bẩy phát triển kinh tế.

TS. Lê xuân Sang - Viện phó Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Nghệ An có nhiều bất lợi để phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn. Tuy nhiên, tỉnh vẫn có những lợi thế, tiềm năng và dư địa chính sách để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp này.

Thời gian qua, tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp, điển hình là ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin có 2 doanh nghiệp là Công ty BSE và Công ty EM -TECH sản xuất linh kiện điện thoại. Hay Nhà máy sản xuất vỏ lon bia hai mảnh và bao bì carton cho nhà máy bia trong hệ thống Tập đoàn Sabeco; Công ty CP bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An sản xuất bao bì xi măng và bao bì nông sản; Công ty TNHH Strongplus Elevator Việt - Hàn sản xuất và phân phối các sản phẩm cơ khí bulong, ốc vít, các thiết bị phụ trợ chủ yếu cho sản xuất thang máy và xuất sang Hàn Quốc… Còn lại các lĩnh vực khác như dệt may, da giày, ngành sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao đều còn rất yếu.

Nhìn chung, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Nghệ An còn quá nhỏ lẻ, manh mún, chưa đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư, các dự án đang xây dựng trong tỉnh. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may - một trong những ngành trọng điểm của Nghệ An thì hầu như chưa có gì.

“Do bất lợi về địa kinh tế, Nghệ An nên tập trung phát triển những ngành mà bất lợi về khoảng cách xa trung tâm kinh tế lớn ít ảnh hưởng tới giá thành sản xuất, dựa nhiều hơn vào các lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của mình thông qua việc tận dụng triệt để các lợi ích mà cách mạng công nghệ thông tin - truyền thông (nhất là Internet, điện thoại di động, số hóa) cũng như các quy chế mà FTA mang lại. Ngoài ra, tỉnh cần rà soát, nghiên cứu chuyên sâu và lựa chọn những ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp nhất với tỉnh trong tổng 6 nhóm ngành hàng được Chính phủ quy định hỗ trợ” - TS Lê xuân Sang chia sẻ thêm.

Ông Trần Quang Hà - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Bộ Công Thương đã có tham luận tại hội thảo

Theo ông Trần Quang Hà - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Bộ Công Thương, trong vòng 10 năm tới, để trở thành “tỉnh công nghiệp” Nghệ An cần thu hút được một số DN lớn trong ngành, tạo hiệu ứng lan toả. Đặc biệt, tận dụng cơ hội thị trường, tạo ra giá trị gia tăng, và ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…

Cùng với việc phân bố không gian công nghiệp hợp lý để khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng, các chuyên gia cũng đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng về thu hút đầu tư, về xây dựng hạ tầng công nghiệp và hệ thống chính sách phát triển để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra có hiệu quả nhưng mang tính bền vững.

Các đề xuất, kiến nghị tại hội thảo sẽ được tỉnh Nghệ An nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp để đưa vào các chương trình, mục tiêu nghị quyết, chương trình hành động nhằm đưa công nghiệp Nghệ An trở thành lĩnh vực xương sống đối với nền kinh tế của tỉnh Nghệ An.

Trong không khí cởi mở, thân thiện và chia sẻ, hội thảo không chỉ thành công về mặt chuyên môn mà còn là cơ hội tốt cho các nhà khoa học, nhà quản lý và kinh doanh gặp gỡ, giao lưu và phát triển các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?