Thứ hai 25/11/2024 09:38

Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc: Phối hợp để thực hiện hiệu quả các mục tiêu lớn

Chiều 9/3, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị tổng kết Quy chế Phối hợp công tác giai đoạn 2016-2021; Ký kết Quy chế phối hợp giai đoạn 2022-2026.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - Y Thanh Hà Niê Kđăm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Hầu A Lềnh đồng chủ trì hội nghị.

Ngày 12/8/2016, Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc đã thống nhất xây dựng, ký kết và ban hành Quy chế số 01 nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội với cơ quan làm công tác dân tộc của Chính phủ trong việc tham mưu, hoạch định, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, các hoạt động phối hợp trọng tâm bao gồm: Xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc; thẩm tra, đánh giá, triển khai chính sách dân tộc; bồi dưỡng cán bộ, trao đổi, cung cấp thông tin; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về công tác dân tộc.

Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc Ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022-2026

Sau 5 năm triển khai thực hiện, Quy chế 01 đã góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh, bổ sung để các chủ trương, chính sách dành cho đồng bào các DTTS phù hợp với thực tế hơn. Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về công tác dân tộc. Cụ thể như, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ 38 đề án, chính sách đối với vùng DTTS và miền núi (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 27 đề án, chính sách). Đặc biệt phối hợp xây dựng Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 - chương trình được kỳ vọng sẽ tạo nên những đổi thay mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực ở vùng DTTS và miền núi.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, kết quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc trong giai đoạn 2016 - 2021, đồng thời khẳng định: Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm đến công tác dân tộc và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất là vùng DTTS và miền núi.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo hội nghị

Đánh giá cao việc hai cơ quan đã chủ động xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2026, với nội dung khá toàn diện (gồm 5 nhóm nội dung, cụ thể thành 14 đầu công việc), Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý: Hiện nước ta có hơn 14 triệu đồng bào DTTS, khoảng 3 triệu hộ, cư trú ở 51 tỉnh, thành phố - chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Tây Duyên hải miền Trung. Đến nay, đây vẫn là khu vực vẫn còn tồn tại 5 nhất so với cả nước, đó là: (1) vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất (2) chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất (3) kinh tế, xã hội phát triển chậm nhất (4) tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất (5) tỷ lệ người nghèo cao nhất. Tại nhiều địa phương, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp; điện, đường, trường, trạm, dịch vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn khó khăn; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn; bản sắc văn hóa tốt đẹp của một số dân tộc đang dần bị mai một; các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng đồng bào để kích động, phá hoại gây mất ổn định chính trị - nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm…

Thực tế này cho thấy, trong thời gian tới, nhiệm vụ, công việc của Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc còn rất nặng nề. Theo đó, ngoài việc phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, hai bên thường xuyên trao đổi, bàn bạc, thống nhất để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 88 và Nghị quyết 120 của Quốc hội, khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 1719... Mục tiêu bao trùm là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025. Cùng với đó, đánh giá toàn diện những tác động của dịch Covid-19 tới đồng bào, trên cơ sở đó xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong chuyến đi thăm, tặng quà và động viên thầy, trò Trường Phổ thông dân tộc nội trú

Để nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc và công tác dân tộc trong giai đoạn 2022-2026, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong muốn thời gian tới Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội quan tâm giám sát, cho ý kiến để thực hiện đạt kết quả các nhiệm vụ như: Xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc; đề án xác định thành phần tên gọi một số dân tộc và bảng danh mục thành phần các DTTS Việt Nam; giám sát, kiểm tra, đề xuất xây dựng cơ chế bảo đảm điều kiện thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; tổng kết Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc; xây dựng chiến lược dân tộc và chương trình hành động thực hiện Chiến lược về công tác dân tộc giai đoạn 2022 - 2030, định hướng đến năm 2045...

Phương Tú

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'