Thứ sáu 08/11/2024 22:26

Hội chợ hàng thủ công truyền thống: Cơ hội quảng bá sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số

Ngày 17/11, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ (Craft Link) đã tổ chức Hội chợ hàng thủ công truyền thống lần thứ 28. Hội chợ dự kiến thu hút gần 5.000 khách đến thăm quan, giao lưu văn hoá và mua sắm hàng hóa chỉ trong 1 ngày mở cửa.  

Hội chợ năm nay có 52 quầy hàng, quy tụ nhiều nhóm sản xuất từ các vùng miền của đất nước, trong đó có 23 quầy thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, 23 quầy thuộc về các nhóm khuyết tật và làng nghề truyền thống.

Hội chợ hàng thủ công truyền thống thu hút nhiều du khách nước ngoài

Theo bà Trần Tuyết Lan- Tổng Giám đốc Craft Link, hội chợ năm nay với triển lãm “Vẽ sáp ong và nhuộm chàm” vô cùng đặc sắc. Tại hội chợ còn có các hoạt động trình diễn nghề, dệt thổ cẩm, thêu… và các hoạt động vui chơi, mang tính giáo dục, nghệ thuật cho trẻ em. Các em nhỏ được tham gia các hoạt động hữu ích miễn phí, như: Tập làm các sản phẩm thủ công, vẽ mặt nạ, làm thiệp chúc mừng, tô màu các mẫu hoa văn dân tộc thiểu số… Thông qua các hoạt động này, các em sẽ hiểu rõ hơn về các quy trình làm hàng thủ công truyền thống, đồng thời nhận thức được giá trị của lao động.

Trình diễn vẽ sáp ong của người dân tộc Hmong xanh sinh sống xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình

Được biết, hàng năm Craft Link đều tổ chức các sự kiện lớn nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm làng nghề và truyền thống văn hoá. Hội chợ hàng thủ công truyền thống là một trong các sự kiện này. Thông qua hội chợ, các nhóm sản xuất không chỉ bán được hàng, tăng thêm thu nhập cho bản thân mà còn có dịp để giao lưu trực tiếp với du khách và hiểu kỹ hơn về thị hiếu, thói quen tiêu dùng. Đến với hội chợ, khách hàng không chỉ mua sản phẩm thủ công truyền thống, xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm đà tính dân tộc mà còn có dịp học hỏi thêm về truyền thống văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm làng nghề…

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”