Thứ ba 19/11/2024 21:40

Hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Bám sát yêu cầu thực tiễn

Năm 2021, việc triển khai các mặt công tác của Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - Bộ Công Thương đã bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như chỉ đạo, giao nhiệm vụ trực tiếp của lãnh đạo Bộ, đồng thời, có những bước điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, ngành Công Thương nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

2021 là năm đầu tiên của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Do đó, hoạt động KH&CN ngành Công Thương năm 2021 tập trung giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, có tính bản lề cho giai đoạn tiếp theo, gồm: Xây dựng chiến lược, chính sách về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2030; tổ chức triển khai “Đề án Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Hoạt động nghiên cứu khoa học ngành Công Thương bám sát yêu cầu thực tiễn

Đồng thời, tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình, đề án KH&CN cho giai đoạn 2021 - 2030, trong đó ưu tiên đẩy mạnh các chương trình cấp quốc gia trong các lĩnh vực: Ứng dụng công nghệ 4.0 và phát triển sản xuất thông minh; công nghiệp công nghệ cao; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; khai thác và chế biến khoáng sản; phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp ưu tiên; công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm... Đây là những nhiệm vụ KH&CN có quy mô lớn, theo cụm nhiệm vụ để giải quyết những vấn đề cấp thiết, trọng điểm.

Các nhiệm vụ KH&CN được đặt hàng triển khai năm 2021 chú trọng vào hỗ trợ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp.

Cùng với đó, việc thực hiện các đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã có tác dụng lan tỏa khuyến khích cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, thay thế máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, phương pháp sản xuất thủ công truyền thống góp phần nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng.

Cũng trong năm 2021, Vụ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Bộ để xây dựng, thẩm tra 7 QCVN. Các QCVN này thuộc Lộ trình hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN đến năm 2025 đã được Bộ trưởng phê duyệt, thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản và thiết bị đặc thù công nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Mặt khác, Vụ KH&CN đã nghiên cứu, rà soát, đánh giá và triển khai phương án đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục, danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã tiến hành cắt giảm tổng số 1.446 mã HS/1.891 mã HS, chiếm 76,5% số lượng mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Vụ tiến hành rà soát, triển khai xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; đồng thời tập trung thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm…

Vụ KH&CN dự kiến sẽ triển khai một số nhiệm vụ trong năm 2022, gồm: Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 và phát triển sản xuất thông minh đến năm 2030; Chương trình KH&CN quốc gia phục vụ nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp ưu tiên…
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn