Bộ Công Thương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm.
Hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc

Trong thời gian qua, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị chức năng có liên quan thường xuyên rà soát các văn bản quy định, pháp luật về quản lý, triển khai áp dụng và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Hoạt động truy xuất nguồn gốc
Hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Trên cơ sở kết quả rà soát năm 2024, căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Vụ Khoa học và Công nghệ đề xuất xây dựng Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, tiến độ hoàn thành tháng 12/2025.

Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành (Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm) và xét thực tiễn nhu cầu tăng cường minh bạch, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, Vụ Khoa học và Công nghệ đề xuất 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm: Bia; rượu, cồn và đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Đáng chú ý, Vụ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://votas.vn/. Hệ thống truy xuất nguồn gốc bảo đảm kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia, cơ sở dữ liệu, ứng dụng cập nhật thông tin sản phẩm hàng hóa vào Hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng có liên quan, trong đó có Vụ Khoa học và Công nghệ thực hiện khảo sát nhu cầu quản lý và triển khai truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hoá ngành Công Thương; bước đầu đã xác định phương hướng kỹ thuật sơ bộ và bước đầu có cơ sở xác lập thiết kế chi tiết đối với hệ thống Cổng thông tin điện tử về truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu quản lý về truy xuất nguồn gốc và từng bước hình thành cơ sở dữ liệu đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương để kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia.

Nhằm cung cấp bộ giải pháp truy xuất nguồn gốc trực tuyến giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân cập nhật thông tin về nguồn gốc sản phẩm gồm thông tin chung, nhật ký điện tử trong quá trình canh tác, sản xuất chế biến, vận chuyển, phân phối..., Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị liên quan đã xây dựng và đang triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại tại https://itrace247.com/.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại itrace247 hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hơn nữa việc tận dụng công cụ số, xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường, cả nội địa và xuất khẩu theo đúng định hướng của quốc gia hướng đến.

Đồng thời, hỗ trợ người tiêu dùng không những được trải nghiệm quá trình sản xuất ra sản phẩm mà còn có cơ hội hiểu thêm về giá trị về lịch sử, địa lý, hiểu rõ về cách thức chăm sóc và quy trình để tạo nên sản phẩm.

Thông qua việc gắn tem truy xuất iTrace247 với thông tin được hiển thị các ngôn ngữ theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng yêu cầu về minh bạch thông tin sản phẩm của thị trường nhập khẩu. Hiện nay, iTrace247 đang được nâng cấp phiên bản áp dụng công nghệ chuỗi khối mang tính minh bạch hơn để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khác nhau.

Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp

Ngoài những giải pháp trên, Vụ Khoa học và Công nghệ còn tích cực thực hiện nhiệm vụ triển khai, đề xuất các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để phát triển các giải pháp công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc, làm cơ sở đề xuất cơ quan chức năng Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển, áp dụng thí điểm, nhân rộng các giải pháp công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bộ Công Thương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng cao về truy xuất nguồn gốc

Cụ thể, Vụ Khoa học và Công nghệ đã và đang nghiên cứu, khảo sát và đánh giá sự cần thiết trong việc xây dựng: Cơ chế đồng thuận, bảo mật dữ liệu và kiểm tra tính hợp lệ của thông tin, tự động hóa quy trình xác thực, giao diện cho người dùng cuối để theo dõi tình trạng sản phẩm, phân tích dữ liệu lịch sử để dự báo nhu cầu và cung cấp cảnh bảo sớm về rủi ro chuỗi cung ứng, hệ thống phân quyền truy cập dữ liệu dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế, phương pháp phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa an ninh mạng, khung pháp lý và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Trong năm 2024, Vụ Khoa học và Công nghệ cũng lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, nhiệm vụ của đề án và các nội dung khác về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa đến các doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương trong các đợt kiểm tra liên ngành, hậu kiểm về an toàn thực phẩm.

Đồng thời, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan tăng cường hoạt động nêu trên trong các hoạt động kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với cơ quan chuyên môn tại địa phương và đối tượng chịu tác động.

Mặt khác, về xây dựng trang thông tin điện tử về truy xuất nguồn gốc, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã hoàn thành việc xây dựng và đưa trang https://truyxuat.gov.vn vào hoạt động.

Triển khai nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, Vụ Khoa học và Công nghệ phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Xúc tiến thương mại, Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ đảm bảo đề án được triển khai đúng mục tiêu, quy định của pháp luật và kế hoạch đã đề ra.

Hàng năm, Vụ theo dõi, giám sát các bước triển khai đề án, giải đáp các khó khăn vướng mắc và đưa ra khuyến nghị kịp thời giúp các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, chất lượng. Trong thời gian tới, Vụ sẽ tăng cường tư vấn pháp lý, giới thiệu chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai đề án khi có vấn đề phát sinh và đề xuất các giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả thực hiện đề án.

Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong năm 2025, Vụ sẽ tiếp tục lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và các nội dung khác về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa đến các doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương trong các hoạt động chuyên môn khác; đề xuất nghiên cứu, xây dựng mô hình hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khoa học công nghệ trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc.

Trong năm 2024, Vụ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ: Vụ Pháp chế, Tổng cục Quản lý Thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai các nhiệm vụ: Xây dựng và ban hành Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa; nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc; tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, hợp tác quốc tế.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập tỉnh: Cần ưu tiên lợi ích chung hơn cảm xúc

Sáp nhập tỉnh: Cần ưu tiên lợi ích chung hơn cảm xúc

Sáp nhập tỉnh là quyết định lớn, tác động sâu rộng đến đời sống và văn hóa của người dân. Nhiều người cho rằng cần gạt bỏ cảm xúc, hướng đến lợi ích chung.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Chuyển đổi số nhanh, toàn diện, đặc biệt là xây dựng nền tảng số, công chức số sẽ “xóa” đi khoảng cách địa lý khi thực hiện sáp nhập tỉnh.
Bài học gì từ những

Bài học gì từ những 'phốt' của Quang Linh Vlog, Kím Soo Hyun?

Những vụ việc lùm xùm gần đây của Quang Linh Vlog, Kim Soo Hyun đã trực tiếp ảnh hưởng và có nguy cơ đưa giới trẻ đi đến những nhận thức sai lầm.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Việt Nam đang bước vào thời kỳ bình minh của kỷ nguyên số và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục nhận tác phẩm dự thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đến 30/8/2025

Tiếp tục nhận tác phẩm dự thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đến 30/8/2025

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương được gia hạn và Ban tổ chức tiếp tục nhận tác phẩm dự thi đến hết 30/8/2025.
Hiệp hội Dữ liệu quốc gia:

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia: 'Ngọn cờ tiên phong' thực hiện Nghị quyết 57

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa ra mắt tại Hà Nội với kỳ vọng tạo sức bật và nền tảng mới cho đổi mới sáng tạo quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Vụ chuyển nhầm 71 triệu đồng cho tài xế Grab: Khi lòng tham che mờ lý trí

Vụ chuyển nhầm 71 triệu đồng cho tài xế Grab: Khi lòng tham che mờ lý trí

Vụ việc một nữ khách hàng tại TP. Vũng Tàu vô tình chuyển nhầm số tiền 71 triệu đồng thay vì 71 nghìn đồng cho tài xế Grab đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3

Ngày 21/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Công văn số 43-CV/BCĐ: Tinh thần

Công văn số 43-CV/BCĐ: Tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng' cho tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy

Công văn số 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025 đã nêu ra những yêu cầu quyết liệt cho kế hoạch tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
‘Thước đo tham nhũng’ đã thấy gì tại Vĩnh Phúc?

‘Thước đo tham nhũng’ đã thấy gì tại Vĩnh Phúc?

Cho tới khi mọi thứ được phơi bày trong kết luận điều tra, người ta mới biết kết quả tự đánh giá tham nhũng tại Vĩnh Phúc đã được tô hồng.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 20/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 20/3

Ngày 20/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ

Chiều ngày 19/3, tại Hội nghị giao ban Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao các quyết định về công tác cán bộ.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Theo các chuyên gia, việc đặt tên địa phương sau sáp nhập tỉnh là một nhiệm vụ nặng nề và rất quan trọng, vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng, tạo được sự đồng thuận.
Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ, giải quyết tâm tư về quy định mới trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Mobile VerionPhiên bản di động