Thứ sáu 22/11/2024 07:30

Hoạt động khai thác, xuất khẩu thủy hải sản Hà Tĩnh phục hồi sau hai năm sự cố môi trường biển

Đã 2 năm sau sự cố môi trường biển, tình hình hoạt động đánh bắt, thu mua, xuất khẩu thủy hải sản tại các tỉnh miền Trung đã dần ổn định trở lại... bà con ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển. Đây là tín hiệu vui không chỉ đối với bà con ngư dân, mà còn mang lại sự phấn khởi cho các tiểu thương kinh doanh hải sản trước những khó khăn vừa qua.

Điểm thu mua hải sản khu vực cảng Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, sau 2 năm tích cực triển khai các biện pháp khắc phục, công tác hỗ trợ, bồi thường thiệt hại tại tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành. Hoạt động khai thác hải sản trên biển, đặc biệt vùng xa bờ của tỉnh đã ổn định và đang tăng dần về sản lượng. Từ nguồn được hỗ trợ, bồi thường, người dân đã mua sắm ngư lưới cụ, hệ thống thông tin liên lạc… để phục vụ đánh bắt xa bờ; mua giống, thức ăn để nuôi trồng thủy sản... tái sản xuất.

Phóng tầm mắt ra xa, những con tàu đầy ắp tôm, cá đang nối đuôi nhau trở về đất liền sau những ngày dài đánh bắt trên biển... So với những năm trước, giá thủy sản hiện đã ổn định trở lại, ngư dân cũng liên tục được mùa khiến bà con rất phấn khởi.

Tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, bà Nguyễn Thị Bình - tiểu thương Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh phấn khởi: Năm nay, do thời tiết thuận lợi, hàng hải sản đánh về sản lượng rất tốt, giá hải sản cao, những vụ mùa thắng lợi cũng đã giúp bà con có thêm nguồn kinh tế ổn định đời sống…”.

Thời tiết thuận lợi, hàng hải sản đánh về sản lượng rất tốt, giá cao, ngư dân liên tục vươn khơi

Hoạt động khai thác thủy sản cũng thúc đẩy nhóm ngành dịch vụ hậu cần nghề cá tại Hà Tĩnh sôi động trở lại... Tại chợ TP. Hà Tĩnh, người dân đã sử dụng hải sản nhiều hơn và không còn thái độ e dè, lo lắng như trước đây.

Bà Phạm Thị Huyền, tiểu thương chợ Hà Tĩnh vui vẻ cho biết, hải sản địa phương đánh bắt đã tiêu thụ lên tới 60-70%, bà con yên tâm về nguồn hải sản và buôn bán cũng ổn định hơn.

Theo ông Lê Trung Phước - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh: Đến thời điểm hiện tại, huyện đã cố gắng tìm mọi đầu ra để giúp bà con tiêu thụ hải sản được tốt hơn, an toàn hơn…

Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu thủy sản cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực… Đến thời điểm này, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã xuất khẩu trên 700 tấn thủy sản, giá trị ước đạt gần 4,6 triệu USD, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2016.

Đến nay, Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành việc chi trả tiền cho người dân trong số đã phê duyệt (với 1.734/1.748 tỷ đồng, đạt 99,1%). Theo đó, sau 11 đợt phê duyệt, huyện Kỳ Anh chi trả cho 7.191 đối tượng với kinh phí bồi thường thiệt hại gần 171 tỷ đồng. Đối với các trường hợp còn băn khoăn, thắc mắc về chính sách bồi thường và các tiêu chuẩn được bồi thường, hỗ trợ, lãnh đạo huyện Kỳ Anh đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại.

Tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, theo báo cáo, đến nay, lò cao số 1 đang hoạt động ổn định với 100% công suất, mỗi ngày sản xuất hơn 9.000 tấn gang lỏng để chuyển sang luyện, cán thép. Đối với hạng mục lò cao số 2, đã hoàn thành việc xây dựng, sẵn sàng cho việc vận hành thử nghiệm. Trong hơn 2 năm qua, các kết quả về nước thải, khí thải của Formosa Hà Tĩnh trước khi xả ra môi trường đều đạt quy chuẩn cho phép.

Những vụ mùa thắng lợi đã giúp bà con có thêm nguồn kinh tế ổn định đời sống

Vừa qua, đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có chuyến công tác tại Hà Tĩnh và ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cấp chính quyền Hà Tĩnh trong công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho bà con vùng ảnh hưởng, từng bước giúp bà con ngư dân, hộ sản xuất, kinh doanh khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Phó Thủ tướng đề nghị, mặc dù công tác khắc phục đã cơ bản hoàn thành, song dư âm của sự cố thì vẫn còn. Vì vậy, đề nghị cấp ủy, chính quyền Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất; đồng thời nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh trật tự và ổn định môi trường đầu tư.

Theo lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đến nay, tỉnh cũng đã yêu cầu các địa phương vào cuộc quyết liệt, làm mọi biện pháp để ổn định đời sống của người dân….

Tỉnh Hà Tĩnh cũng đẩy mạnh công tác hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp, cấp kinh phí giúp bà con tái sản xuất, mua sắm ngư lưới cụ để tiếp tục vươn khơi bám biển. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đời sống của bà con đã thực sự ổn định sau 2 năm sự cố môi trường biển./.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Sự cố

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế