Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Đổi mới tư duy pháp lý, dám chấp nhận rủi ro

Sáng 6/5/2025, trong chương trình làm việc của ngày thứ hai Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra Dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy. Ảnh: VPQH
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy. Ảnh: VPQH

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy khẳng định: “Dự án Luật cần thể hiện tư duy đột phá, thể chế hóa đầy đủ tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW và thiết lập hành lang pháp lý cho một hệ sinh thái sáng tạo thực chất, hiệu quả”.

Theo báo cáo, bên cạnh sự đồng thuận về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nhấn mạnh yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh chính sách kiến tạo, quản lý linh hoạt, sát với thực tiễn.

Một trong những điểm đột phá của dự thảo là quy định chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, phát triển, lần đầu tiên được luật hóa. Tuy nhiên, để tránh bị lạm dụng, Chủ nhiệm Ủy ban kiến nghị: “Phải bổ sung nguyên tắc pháp lý phân biệt rủi ro khách quan với lỗi chủ quan hoặc hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu”.

Về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), từ Điều 20 đến 23, báo cáo ủng hộ việc luật hóa nhưng nhấn mạnh cần thiết kế trên nguyên tắc chung, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu rõ: “Cơ chế thử nghiệm phải có giới hạn, có thời gian cụ thể, có hậu kiểm và trách nhiệm giải trình rõ ràng, để không trở thành ‘vùng trống’ pháp luật”.

Đặc biệt, doanh nghiệp được xác định là “động lực chính của đổi mới sáng tạo”. Báo cáo chỉ rõ: “Doanh nghiệp vừa là nơi phát sinh nhu cầu, vừa là đơn vị ứng dụng, vừa cung cấp tài chính và nhân lực cho R&D, là kênh đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị, cần rà soát toàn bộ hệ thống chính sách tài chính, đầu tư, nhân lực, hạ tầng để hỗ trợ doanh nghiệp thực sự giữ vai trò trung tâm trong hệ sinh thái khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phải mở khóa thể chế và kết nối nguồn lực

Về mô hình tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, báo cáo cho rằng cần hướng tới trung tâm nghiên cứu liên ngành thay vì duy trì hình thức cũ như “viện hàn lâm”. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế tích hợp khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn nhằm tạo ra chuỗi giá trị đổi mới bền vững.

Riêng với khối trường đại học, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy lưu ý cần làm rõ vị trí pháp lý với tư cách tổ chức khoa học, công nghệ độc lập, đồng thời phân biệt với viện nghiên cứu chuyên ngành nhằm bảo đảm sự thống nhất với Luật Giáo dục đại học.

Báo cáo nhấn mạnh vai trò của giáo dục STEM và STEAM trong phổ thông, coi đó là giải pháp căn cơ để gieo mầm sáng tạo từ sớm. Đồng thời, cần có cơ chế luân chuyển nhà khoa học giữa viện, trường, doanh nghiệp; thu hút chuyên gia quốc tế, người Việt ở nước ngoài về nước tham gia đề án chiến lược.

Về tài chính, dự thảo đề xuất 5 loại quỹ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy lưu ý: “Phải làm rõ cơ chế vận hành, nguồn vốn, tính hiệu quả và sự kết nối giữa các quỹ Trung ương, địa phương, bộ ngành để tránh dàn trải, manh mún”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cũng đề xuất rút gọn thủ tục đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng điểm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt để Việt Nam bắt nhịp nhanh hơn trong cuộc đua toàn cầu về công nghệ và tri thức.

Về điều khoản thi hành, báo cáo khuyến nghị tiếp tục rà soát các luật liên quan, tránh khoảng trống pháp lý. Riêng các quy định chuyển tiếp và nội dung thực hiện thí điểm cần đánh giá kỹ tính cấp bách, mức độ sẵn sàng, đảm bảo tính ổn định của luật sau ban hành.

Ngày 29/4/2025, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có Báo cáo đầy đủ số 3598/BC-UBKHCNMT15 thẩm tra dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (24 trang và 08 trang Phụ lục) theo Tờ trình số 262/TTr-CP ngày 23/4/2025 của Chính phủ.

Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Thông tin về một "liệt sĩ 6 tuổi" đang lan truyền gây xôn xao nhưng phía Bộ Nội vụ khẳng định không có trường hợp nào như vậy.
Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành rà soát và phân định thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính tại cấp huyện.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội chỉ rõ, nền kinh tế đã khởi sắc, song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đầu tư công... để tạo đà bứt phá năm 2025.
Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, công nghiệp khởi sắc, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng ở mức 2 con số (10,1%).
Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu 8 bộ, 11 địa phương công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ, khẩn trương hoàn thành trước ngày 8/5.
Mobile VerionPhiên bản di động