Thứ ba 29/04/2025 13:21

Hóa giải thách thức trong phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Phát biểu tại Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2019) diễn ra ngày 15/8, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ - ông Bùi Thế Duy cho biết: Việt Nam phải đối mặt với những thách thức chung như nhiều nước khác trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) đó là chưa có nhiều dữ liệu lớn, chưa có nguồn lực thực sự mạnh về AI và chưa có nhiều doanh nghiệp làm AI…

Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam diễn ra tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng Báo điện tử VnExpress tổ chức.

Trên thế giới và tại Việt Nam, AI được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội, thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, quân sự, chính trị. Việt Nam được nhận định cũng không đứng ngoài hướng phát triển này.

Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ phát biểu

Theo nghiên cứu mới nhất của hãng tư vấn công nghệ Gartner, ngành công nghiệp AI toàn cầu năm 2018 có sự tăng trưởng đột phá (cao hơn 70%) so với năm 2017, đạt giá trị gần 1,2 nghìn tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ mang tính đột phá nhất trong 10 năm tới nhờ có những tiến bộ về công suất tính toán; sự nhảy vọt về khối lượng, tốc độ và sự đa dạng của dữ liệu.

Trong bối cảnh đó, Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam ra đời, được kỳ vọng trở thành một trong những nền tảng, động lực thúc đẩy sự lan tỏa và phát triển công nghệ AI cho Việt Nam thông qua kết nối các thành phần bên trong hệ sinh thái từ viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, startup đến cộng đồng AI. Sự kiện nhằm mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI trong nhiều ngành kinh tế - xã hội trọng yếu của Việt Nam như y tế, giáo dục, kinh doanh, thương mại, tài chính, nông nghiệp…

Phát biểu khai mạc Ngày hội AI4VN, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhận định: Trí tuệ nhân tạo đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ này làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.

AI4VN thu hút đông đảo đại biểu tham dự

“Nhiều người Việt Nam đặt ra câu hỏi rằng liệu chúng ta có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để vượt lên phía trước, trở thành một quốc gia hùng cường hay không? Đó là bài toán chúng ta phải đi tìm lời giải” - ông Bùi Thế Duy nhấn mạnh và cho rằng, trong vài năm trở lại đây, ngành trí tuệ nhân tạo của Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, thể hiện rõ nhất ở các sản phẩm có hàm lượng AI ngày càng xuất hiện nhiều.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ bước vào một kỷ nguyên số, bước vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo với rất nhiều cái “không” trong tay. Đó là, chúng ta chưa có nhiều dữ liệu lớn, chưa có nguồn lực thực sự mạnh về trí tuệ nhân tạo, và chúng ta chưa có các cơ sở hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, cũng chưa có nhiều doanh nghiệp làm trí tuệ nhân tạo. Chúng ta chỉ có sự quyết tâm trong tay và ước mơ hoài bão lớn. Vậy làm thế nào để biến ước mơ, hoài bão ấy thành sức mạnh?

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Chúng ta đã thành công với rất nhiều cuộc chiến trong lịch sử, không bằng công nghệ mới nhất, không bằng vũ khí hiện đại nhất, mà là bằng sự đoàn kết, tận dụng được sức mạnh của từng cá nhân. Với tinh thần đó, tôi mong muốn rằng với công nghệ số, với tinh thần trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ làm được điều tương tự. “Sự kiện này sẽ khơi gợi niềm đam mê AI với không chỉ cộng đồng người nghiên cứu, ứng dụng mà còn là động lực phát triển của cả các doanh nghiệp công nghệ” - Thứ trưởng Bùi Thế Duy nói.

Các phần thuyết trình tại AI4VN giúp tìm ra hướng đi trong phát triển AI tại Việt Nam

Chia sẻ về cách Đài Loan vươn lên như một thị trường AI lớn tại châu Á, Tiến sĩ Hsu Hui Huang - Khoa khoa học máy tính và kỹ thuật thông tin, Đại học Tam Khang cho hay: Chúng tôi đầu tư mạnh cho công nghệ trí tuệ nhân tạo thông qua xây dựng các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ và cộng đồng AI. Việt Nam hoàn toàn có thể đi theo “con đường AI” của Đài Loan.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, hiện nay việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam còn thấp cho nên tiềm năng vô cùng lớn, trong hầu hết các lĩnh vực đều có thể ứng dụng được trí tuệ nhân tạo như giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, du lịch…

Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu

Đồng thời, ông Hoàng Minh Sơn chia sẻ: Đại học Bách khoa Hà Nội là một trường đại học mạnh về công nghệ thông tin và toán học, đây là hai lĩnh vực rất quan trọng tạo nên nền tảng của AI. Để đào tạo tốt, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, trường cũng được trang bị hệ thống các phòng thí nghiệm, các trang thiết bị, nhất là hệ thống máy tính hiệu năng cao để có thực hiện nghiên cứu và đào tạo sinh viên; xây dựng chương trình đào tạo về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. “Đặc biệt năm nay trường đã mở chương trình đào tạo về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo và tuyển sinh ở trình độ đại học với số điểm đầu vào ngành này là 27 điểm” - ông Hoàng Minh Sơn nói.

AI4VN năm nay bao gồm nhiều hoạt động thuyết trình, thảo luận, workshop, triển lãm, biểu diễn công nghệ, cuộc thi hackathon… dự kiến thu hút 2.000 người tham dự. Ngày hội AI quy tụ hàng trăm bộ óc trí tuệ Việt trong lĩnh vực AI trong và ngoài nước nhằm định hướng phát triển cho ngành công nghiệp AI Việt Nam. Đặc biệt, trong phiên trọng thể ngày 16/8, phần thảo luận bàn tròn giữa các CEO công nghệ hàng đầu Việt Nam đến từ các tập đoàn công nghệ lớn như FPT, VinAI… sẽ cung cấp cho khán giả nhiều ý kiến xác đáng, có sức nặng về thực trạng phát triển ngành công nghiệp AI tại Việt Nam và các giải pháp để thúc đẩy lĩnh vực này. Bên cạnh các hoạt động trình bày tham luận và thảo luận, AI4VN cũng dành riêng khu vực đặc biệt để triển lãm và trình diễn công nghệ AI với hàng chục gian hàng theo chủ đề. Nhân dịp này, Tập đoàn FPT cũng ra mắt chương trình Cuộc đua số và biểu diễn xe tự hành.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Việt Nam có tỷ phú top 10 thế giới: ‘Giải mật NQ57’

Facebook 'khai tử' video livestream sau 30 ngày, người dùng hoang mang

Bật mí cách Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội

Đầu tư tiền ảo: Khi giấc mơ đổi đời thành ác mộng

DeepSeek tác động tới nhu cầu về trung tâm dữ liệu như thế nào?

Sandbox - vai trò đặc biệt trong trung tâm tài chính quốc tế

Thị trường máy tính: Hãng nào có doanh số đứng đầu thế giới?

TikTok có nguy cơ đóng cửa tại Mỹ trong tuần này

Năm 2024, Việt Nam đối mặt với hơn 650.000 vụ tấn công mạng

AFF Cup: Bùng nổ triệu lượt tìm kiếm chủ đề bóng đá

Số hóa kênh bán lẻ: Chìa khóa 'vàng' trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?