Hóa đơn tiền điện ở TP. Hồ Chí Minh tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ: Ngành điện nói gì?

Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh phản ảnh vừa nhận được hóa đơn tiền điện tháng 8 tăng vọt lên gấp đôi, gấp ba so với tháng trước.
Tiêu thụ điện tại TP. Hồ Chí Minh xác lập kỷ lục mới, hóa đơn tiền điện tăng Giải pháp nào đối phó với hóa đơn tiền điện “tăng vọt” cao điểm nắng nóng?

Ngày 4/9, phản hồi thông tin về lịch ghi điện trên trang Facebook của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, nhiều khách hàng bức xúc, phản ánh vừa nhận được hóa đơn tiền điện tháng 8 tăng vọt lên gấp đôi, gấp ba so với tháng trước. Lý do là ngành điện tính gộp tiền điện trong 2 tháng mà không nhận được thông báo.

Hóa đơn tiền điện ở TP. Hồ Chí Minh tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ: Ngành điện nói gì?
Khách hàng có nick Facebook Dương Nguyệt phản hồi thông tin về lịch ghi điện trên trang Facebook của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (Ảnh chụp màn hình)

Đơn cử, như khách hàng có nick Facebook là Nguyễn Thái đặt câu hỏi? Tại sao lại dồn điện 2 tháng mới ghi số, mà không tính hóa đơn từng tháng. Khách hàng Nguyễn Thái cho rằng, việc cộng gộp này làm tăng kwh điện và tăng số bậc tính tiền điện, tăng tiền người dân. “Trong khi lại không có thông báo gì hết, điện lực làm vậy có đúng không? Và những tháng sau sẽ tính như thế nào” - khách hàng có nick Nguyễn Thái nếu thắc mắc.

Cũng thắc mắc về lịch ghi chỉ số điện, khách hàng có nick Facebook là Dương Nguyệt nêu câu hỏi: Cho hỏi tháng 8 đáng lẽ ghi ngày 5 mà không ghi, cuối tháng mới ghi thành ra dồn tiền điện đến 55 ngày. Rồi định mức tính ra sao, chi phí có phát sinh không? Làm sao giữa thời buổi khó khăn này mà chúng tôi phải nhìn tiền đó không dám tiêu để dành cuối tháng sau cho hóa đơn điện.

Đa số các ý kiến của khách hàng sử dụng điện khi phản hồi về lịch ghi điện đều lo ngại tiền điện tháng 8 sẽ tăng cao theo lũy tiến bậc thang, do số kWh điện tiêu thụ tăng cao do thời gian sử dụng lâu hơn 1 tháng. Và họ cần một lời giải thích và phương pháp tính đúng cho người dân để đảm bảo công bằng.

Chiều tối ngày 4/9, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Hiện có khoảng 60% khách hàng dùng điện tại TP. Hồ Chí Minh được chuyển sang ghi điện vào ngày cuối cùng mỗi tháng. Trong đó, tháng 8 ngành điện đã tiến thành điều chỉnh ngày ghi điện đối với 400.000 khách hàng.

Ngành điện giải thích tại sao hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến sau kỳ nghỉ lễ

Thông báo điều chỉnh ngày ghi điện và hóa đơn tiền điện tháng 8 của gia đình chị Nguyễn Thị Diễm ở huyện Bình Chánh

Lý do, ngành điện đã thay các công tơ cơ khí bằng những công tơ điện tử có chức năng thu thập dữ liệu từ xa (đến nay gần 100% khách hàng sử dụng điện được lắp đặt công tơ đo xa) với mục tiêu tăng năng suất lao động, tránh sai sót khi ghi chỉ số điện thủ công, phục vụ các dữ liệu chăm sóc khách hàng tốt hơn như biết được sản lượng điện mà khách hàng dùng hàng ngày…

Trước đây, việc ghi chỉ số điện được thực hiện thủ công, không thể ghi điện đồng loạt cho tất cả hơn 2,6 triệu khách hàng sử dụng điện nên ngành điện bố trí thời gian ghi điện cho khách hàng từ ngày 3 đến 25 mỗi tháng.

Theo ông Bùi Trung Kiên, việc điều chỉnh lịch ghi điện nhằm tiến tới thống nhất 1 kỳ ghi điện duy nhất vào cuối mỗi tháng cho tất cả khách hàng dùng điện sinh hoạt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, vừa thuận tiện cho chu kỳ kế toán doanh nghiệp theo tháng và tạo thuận lợi cho khách hàng biết được trọn tháng sử dụng điện là bao nhiêu.

Hóa đơn tiền điện tăng cao do số ngày dùng điện dài hơn, các tháng trước là 30, 31 ngày, tháng này tới ngày đúng ra tròn tháng (30 ngày) thì điện lực không có ghi chỉ số điện cũng như không có thông tin thu tiền vì kéo dài đến cuối tháng 8, nên ngày sử dụng điện trên 50 ngày. Trên 50 ngày, đương nhiên tiền điện cao hơn 30 ngày. "Không có chuyện ngành điện vẫn dùng định mức cũ khiến khách hàng bị cộng dồn tiền điện cao hơn" - ông Bùi Trung Kiên nói.

Mặt khác, hóa đơn tiền điện tháng này hơi đặc thù, do thời tiết giữa tháng 7 đến 15, 20 tháng 8, gần một tháng trời nắng nóng, kèm theo học sinh nghỉ hè ở nhà nên sử dụng điện trong gia đình nhiều hơn, khiến việc tiêu thụ điện của người dân cũng cao hơn, thành ra tiền điện tháng có cao hơn.

Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo, theo dõi sử dụng điện của gia đình trên app ứng dụng chăm sóc khách hàng, xem biểu đồ sử dụng điện hàng ngày, thì không thay đổi so với tháng trước nhiều. Nếu không hè và nắng nóng cả tháng thì tiền điện không có thay đổi và cao hơn.

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết: Trước mỗi đợt thay đổi ngày ghi điện, ngành điện đều cân nhắc lựa thời điểm phù hợp để mức tiền điện không tăng nhiều. Khi có thay đổi kỳ ghi chỉ số, ngành điện cũng đã có những giải pháp để thông báo cho khách hàng nắm thông tin qua app ứng dụng chăm sóc khách hàng, zalo, website… trước khi áp dụng.

“Những khách hàng chưa cài đặt app ứng dụng chăm sóc khách hàng EVNHCM CSKH, cài đặt để biết thông tin về dịch vụ ngành điện một cách nhanh chóng và đầy đủ, trong đó biết được thông tin lượng điện tiêu thụ hàng ngày của gia đình, để sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả…”

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hoá đơn tiền điện

Tin cùng chuyên mục

Phát động thi đua 45 ngày đêm nước rút Dự án đường dây 500kV mạch 3

Phát động thi đua 45 ngày đêm nước rút Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngành điện chủ động phối hợp di dời cột điện cao thế phục vụ thi công cao tốc

Ngành điện chủ động phối hợp di dời cột điện cao thế phục vụ thi công cao tốc

Đang diễn ra tọa đàm "Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống"

Đang diễn ra tọa đàm "Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống"

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại khu vực miền Trung

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại khu vực miền Trung

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển hệ thống lưới điện

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển hệ thống lưới điện

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

Tiêu thụ điện tuần 19 tiếp tục tăng, huy động cao năng lượng tái tạo

Tiêu thụ điện tuần 19 tiếp tục tăng, huy động cao năng lượng tái tạo

Lưới điện truyền tải vận hành ổn định trong tháng 4

Lưới điện truyền tải vận hành ổn định trong tháng 4

Tiến độ các dự án đường dây 220kV nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Tiến độ các dự án đường dây 220kV nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Nhu cầu xe điện tăng,

Nhu cầu xe điện tăng, ''cơn khát'' dầu mỏ vẫn còn tiếp diễn?

Bộ Công Thương kiểm tra công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Lào Cai

Bộ Công Thương kiểm tra công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Lào Cai

PC Gia Lai phát động chương trình

PC Gia Lai phát động chương trình ''Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024''

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tính đúng, đủ chi phí hạ tầng truyền tải, vận hành

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tính đúng, đủ chi phí hạ tầng truyền tải, vận hành

Nhiều góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Nhiều góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Kéo dây dẫn dự án đường dây 500kV mạch 3 được thực hiện như thế nào?

Kéo dây dẫn dự án đường dây 500kV mạch 3 được thực hiện như thế nào?

Hưng Yên: Tuyên truyền sử dụng an toàn điện hiệu quả

Hưng Yên: Tuyên truyền sử dụng an toàn điện hiệu quả

Sự cần thiết của việc ban hành Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Sự cần thiết của việc ban hành Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Lâm Đồng: Rà soát, báo cáo tình hình triển khai các dự án điện gió trên địa bàn

Lâm Đồng: Rà soát, báo cáo tình hình triển khai các dự án điện gió trên địa bàn

Họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lạng Sơn: Chủ động các giải pháp tiết kiệm điện

Lạng Sơn: Chủ động các giải pháp tiết kiệm điện

Xem thêm