Chủ nhật 22/12/2024 17:18

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Chị Lê Thị Nhâm, Phó Giám đốc Công ty Tiến Ngân (TP. Hòa Bình) luôn trăn trở làm sao để mở rộng thêm thị trường, tìm đầu ra cho cây mía đường.

Trăn trở cùng người trồng mía

Chị Lê Thị Nhâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân (Công ty Tiến Ngân - TP. Hòa Bình) là người đầu tiên mang mía đường của tỉnh Hòa Bình xuất ngoại, giúp người dân trồng mía ở Hòa Bình tăng hiệu quả kinh tế từ cây mía, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Trò chuyện với phóng viên Báo Công Thương, chị Nhâm phấn khởi cho biết, năm 2023, sau 6 tháng đàm phán, Công ty Tiến Ngân lần đầu tiên xuất khẩu được hơn 17 tấn mía đường sang thị trường Mỹ. Còn từ đầu năm 2024 đến nay, công ty đã xuất 17 tấn mía đường sang thị trường Mỹ, cùng với đó là 24 tấn mía sang thị trường Hàn Quốc.

Chị Lê Thị Nhâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân hướng dẫn nhân viên cách bảo quản mía sau khi sơ chế

Chị Nhâm tâm sự: “Trước đây tôi làm nghề cung cấp thực phẩm cho các trường học và các công ty nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Lúc đó, bản thân tôi cũng chưa hiểu xuất khẩu là làm như thế nào. Một lần tình cờ được cùng đoàn công tác của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình vào thăm vùng trồng mía của người dân huyện Tân Lạc, Lạc Sơn… thấy bà con trồng mía vất vả nhưng giá bán lại thấp, bấp bênh, nên tôi dặn lòng phải làm gì đó giúp tìm đầu ra cho bà con”.

Theo chị Nhâm, thấy sự trăn trở, tâm huyết với bà con của chị, ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình đã khích lệ, giới thiệu và hướng dẫn chị đến với nghề xuất khẩu mía và bắt đầu là từ cây mía đường.

Để cây mía có thể xuất khẩu được, chị Nhâm lặn lội tìm về các vùng nguyên liệu trồng mía tại các huyện Lạc Sơn, Cao Phong, Tân Lạc... để hướng dẫn bà con lựa chọn vùng đất thích hợp, thổ nhưỡng tốt để cây mía phát triển và cho chất lượng cao nhất. Đặc biệt, toàn bộ quy trình trồng mía đều áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Quy trình cạo vỏ cây mía tại xưởng sản xuất của Công ty Tiến Ngân

Từ sau chuyến container đầu tiên sang Mỹ, đến nay, Công ty Tiến Ngân đã xuất khẩu hơn 300 tấn mía đường sang các thị trường các nước như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Điều này chứng tỏ dù sản phẩm mới bắt đầu đi từ nơi sản xuất nhưng đã định hình rõ về cách thức, phân khúc khách hàng tại nơi tiêu thụ, được thị trường nước ngoài đón nhận.

Chị Nhâm rất mong muốn chính quyền địa phương các cấp ở tỉnh Hòa Bình hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất thu mua mía ăn tươi phục vụ xuất khẩu, dự kiến vùng nguyên liệu từ 10 - 12ha. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kho bãi thu mua mía, sơ chế, đóng gói mía; hỗ trợ công ty nhằm nâng cao chất lượng mía xuất khẩu.

Chị Nhâm rất mong muốn chính quyền địa phương các cấp ở tỉnh Hòa Bình hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu trồng mía

Từ đó, Công ty Tiến Ngân cam kết sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm đảm bảo kỹ thuật theo hợp đồng đã ký kết với các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác tại các địa phương; đầu tư vật tư sản xuất và thu hồi vốn sau khi thu mua sản phẩm; tạo điều kiện để phát triển vùng nguyên liệu mía.

Anh Bùi Văn An (xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn) vui mừng chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi trồng mía với giá bán bấp bênh chỉ khoảng 2 – 3 nghìn đồng/cây, từ khi được Công ty Tiến Ngân thu mua mía để đem đi xuất khẩu thì giá luôn ổn định ở mức 10 – 12 nghìn đồng/cây, không phải lo đầu ra, giá bán lại cao, tăng thu nhập nên các hộ dân chúng tôi rất phấn khởi. Nhiều hộ trong xóm còn thoát nghèo nhờ trồng mía”.

Nhờ việc xuất khẩu mía, người dân trồng mía ở Hòa Bình đã có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống

Tạo điều kiện tối đa cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu

Ông Đặng Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ (TP. Hoà Bình) đánh giá, ở địa phương, chị Lê Thị Nhâm là người năng động, tháo vát, chịu khó tìm tòi, phát triển các mặt hàng nông sản để xuất khẩu, trong đó đặc biệt nhất là cây mía. Thông qua việc xuất khẩu mía đường đã giúp người dân trồng mía tăng hiệu quả kinh tế từ cây mía, giúp bà con nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Còn ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết, mía là loại cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, bên cạnh đó cây mía còn là loại cây rất phù hợp với điều kiện khí và hậu thổ nhưỡng của tỉnh Hòa Bình, có thể phát triển mở rộng kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tính đến nay, Công ty Tiến Ngân đã xuất khẩu khoảng 300 tấn mía sang thị trường Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình thông tin, đến nay, Công ty Tiến Ngân đã xuất hơn 300 tấn mía sang thị trường Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc... Thời gian tới, Sở sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các đơn bị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.

Ngoài xuất khẩu mía đường, Công ty Tiến Ngân còn nghiên cứu thêm các mặt hàng nông sản khác để xuất khẩu, cụ thể là ngày 28/3/2024, công ty lần đầu tiên xuất 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc, dự kiến trong năm nay, sẽ xuất 150 tấn ớt muối chua sang thị trường đầy tiềm năng này, đem lại lợi nhuận lớn cho công ty về doanh thu cũng như uy tín, thương hiệu.
Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng