Hiệu quả lớn từ chiếc mõ nhỏ

Được cấu tạo bằng 1 thanh tre hoặc 1 khúc gỗ nhỏ, nhưng những chiếc mõ của các hộ dân xã biên giới La Dêê (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) lại có tác dụng không hề nhỏ. Từ khi “Tiếng mõ an ninh” được triển khai ở địa phương, tình hình an ninh trật tự ở La Dêê đã có những chuyển biến tích cực.

Trên chuyến xe đến với xã La Dêê, bác sĩ Tơ Ngôl Vui - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang – cũng là người con của xã La Dêê nhớ lại: Hơn 20 năm trước, muốn đến La Dêê phải luồn rừng, lội suối đi bộ vài ba ngày đường, khi đường được mở, đi xe ô tô cũng mất 4 - 5 giờ. Vậy nhưng, giờ đây, từ trung tâm huyện Nam Giang chỉ hơn một tiếng đồng hồ chạy xe ô tô, chúng tôi đã có mặt ở UBND xã La Dêê.

hieu qua lon tu chiec mo nho
Tại buổi họp thôn tạ i xã La Dêê, mô hình “Tiếng mõ an ninh” được bà con quan tâm, góp ý và ủng hộ tích cực

Đặc biệt, sau khi cửa khẩu Đắc Tà Oóc hình thành, người dân xã Đắc Chưng, huyện Sê Kông (Lào) và người dân La Dêê đã có thể dễ dàng thăm hỏi, trao đổi hàng hóa, nhiều người dân bên Sê Kông còn qua La Dêê khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang.

Đường xá thuận lợi đã góp phần giúp đồng bào ở La Dêê phát triển kinh tế, cho con cái học hành cao hơn. Tuy nhiên, cùng với đó là những phức tạp về an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đặc biệt ở khu vực cửa khẩu và 27 km đường biên. Nạn xâm nhập, trốn vượt trái phép, khai thác lâm khoáng sản, săn bắt động vật hoang dã liên tục xảy ra. Nạn cờ bạc, rượu chè, gây rối bắt đầu xuất hiện.

Để giữ gìn sự bình yên cho La Dêê, anh Trần Thanh Vinh - PhóChủtịch UBND xãLa Dêê (cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang tăng cường) cho biết: La Dêê có địa bàn khá rộng, với hơn 1.500 người dân, đông nhất là người dân Tà riềng, còn lại là người Ve, Cơ Tu và Kinh. Do vậy, chúng tôi xác định, quan trọng nhất vẫn là nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ hội viên, đoàn viên và các hộ gia đình trong việc tố giác tội phạm và phát huy sức mạnh tổng hợp trong cộng đồng dân cư.

Từ tư duy này, đầu năm 2017, xã La Dêê đã bắt tay vào xây dựng mô hình “Tiếng mõ an ninh” trên địa bàn. Theo đó, xãvận động mỗi hộ gia đình làm một cái mõ an ninh, cóthểbằng tre hoặc bằng gỗ. Khi có sự việc xảy ra tại gia đình nào, thì gia đình đó sẽ gõ mõ báo hiệu cho thôn biết theo quy định ám hiệu khẩu lệnh của tiếng mõ. Cụ thể, gõ 1 hồi dài liên tục là báo hiệu có trộm cắp; gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có đánh nhau, gây mất trật tự công cộng; gõ 1 hồi dài sau đó gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có sự cố cháy, hỏa hoạn.

Nhận được tiếng mõ báo hiệu, các hộ dân trong thôn đồng loạt gõ mõ theo tiếng mõ báo hiệu, tham gia phối hợp hỗ trợ các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự của thôn nhanh chóng đến nơi xảy ra vụ việc để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các sự việc xảy ra theo từng tình huống cụ thể.

Chị Kring Loan, thôn Đắc HàLôi, xã La Dêê là một trong những hộ rất hào hứng với mô hình “Tiếng mõan ninh”. Chị Loan chia sẻ: “Hơn một năm triển khai lắp mõ an ninh tại các thôn, nhiều vụ trộm cắp được phát hiện kịp thời. Có hôm tôi đang ở đằng sau nhà thì nghe tiếng mõ. Tôi vội vàng ra xem, thì ra có mấy người lạ giả vờ đi mua đồng nát để trộm đồ cổ, trống chiêng. Dân làng cùng nhau hùa ra nên đã bắt được trộm. Nhiều thanh niên trong xã hay uống rượu, gây rối trật tự, đánh nhau, dân làng cũng gõ mõ để kịp thời ngăn chặn những hành vi quá khích, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tình làng nghĩa xóm”.

Cũng theo chị Loan, mõđược làm gỗ, tre, quy trình làm rất đơn giản. Đơn giản làthếnhưng lợi ích của “tiếng mõ” lại rất lớn. Không chỉgiữgìn an ninh trật tựmàngười dân gắn bóvới nhau hơn, cộng đồng đoàn kết hơn. Sau một thời gian triển khai, việc xây dựng mô hình “Tiếng mõ an ninh” được xã La Dêê đưa vào tiêu chí bình xét danh hiệu Gia đình Văn hóa; Khu dân cư Văn hóa hằng năm.

Theo Phó Chủ tịch Trần Thanh Vinh, từkhi triển khai mô hình đến nay, nhiều vụgây gổđánh nhau, trộm cắp được ngăn chặn kịp thời. Quan trọng hơn lànhờlàm tốt công tác tuyên truyền nên nhân dân đã biết, khi tham gia bắt người vi phạm pháp luật không được đánh trọng thương các đối tượng.

Chiếc mõ nhỏ, nhờ đó đã và đang góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ an ninh – trật tự cho xã biên giới La Dêê.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Xem thêm