Chủ nhật 22/12/2024 12:36

Hiệp định UKVFTA: Bứt phá ngoạn mục từ những tháng đầu năm

Ngay sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực, kim ngạch song phương giữa hai bên đã bứt phá ngoạn mục vào tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 1/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 657,35 triệu USD, tăng 78.57% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 598,07 triệu USD, tăng lần lượt 84.61% so với tháng 1/2020 và 56.51% so với tháng 12/2020.

Hiệp định UKVFTA được nhận định sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng thương mại bứt phá giữa Việt Nam và Anh Quốc thời gian tới

Bộ Công Thương đánh giá, đây là mức tăng trưởng thực sự ấn tượng trong bối cảnh xuất khẩu sang nhiều bạn hàng lớn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Tín hiệu đầy lạc quan này càng có ý nghĩa khi Hiệp định UKVFTA vừa mới được áp dụng tạm thời kể từ ngày 1/1/2021, hứa hẹn tiếp tục tạo ra động lực mới cho hợp tác kinh tế - thương mại trong thời gian tới.

Đáng chú ý, trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh, kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn giữ vững mức tăng ổn định và tích cực trong tháng 1, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 19,72 triệu USD, tăng 18.1% so với cùng kỳ năm ngoái; mặt hàng rau quả đạt 1.04 triệu USD, tăng 148.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây đều là những ngành hàng có nhiều cơ hội nâng cao giá trị xuất khẩu, tỉ trọng trong cơ cấu thị trường thông qua nhiều ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định UKVFTA.

Theo cam kết trong UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên đưa vào UK được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mặt hàng hoa quả, khi Hiệp định có hiệu lực hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả có mức thuế suất 0%. Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường trong bối cảnh các loại hoa quả nhiệt đới xuất xứ từ các quốc gia cạnh tranh như Brasil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có FTA với Anh Quốc.

Còn đối với các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có mức tang trưởng ấn tượng trong tháng 1, cụ thể là: điện thoại các loại và linh kiện (252,59 triệu USD, tăng 371.6% so với cùng kỳ năm ngoái); máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng (đạt 74,58 triệu USD, tăng 109.9%); máy tính và sản phẩm linh kiện điện tử (31,82 triệu USD, tăng 91%); sắt thép các loại (đạt 15,96 triệu USD, tăng 11%)…

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Vương quốc Anh vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 59,297 triệu USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ. Trong đó, một số mặt hàng có mức tăng trưởng đáng kể là: Kim loại trừ thép (đạt 467 nghìn USD, tăng 1,462.5%); thuốc trừ sâu và nguyên liệu ( đạt 1,042 triệu USD, tăng 505.8%); nguyên phụ liệu dệt may (đạt 3,084 triệu USD, tăng 131.7%). Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang thị trường bạn, với mức thặng dư trong tháng 1 ghi nhận đạt 598,053 triệu USD (tăng 113,7% so với cùng kỳ năm 2020).

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho hay, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 5,64 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh 4,95 tỷ USD, đạt thặng dư thương mại là 4,27 tỷ USD. Anh tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, sau Đức và Hà Lan.

Về đầu tư, tính đến hết tháng 12/2020, Vương quốc Anh hiện có 411 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là 3,84 tỷ USD, đứng thứ 15 trong tổng số 139 quốc gia hiện có dự án đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư quan trọng của phía Anh tập trung vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dầu mỏ, năng lượng tái tạo…

Cùng với việc trao đổi thương mại của Việt Nam với các quốc gia EU đạt nhiều tín hiệu khả quan ngay trong tháng khởi đầu năm 2021, tình hình xuất nhập khẩu với Vương quốc Anh tiếp tục cho thấy những hiệu ứng tích cực mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đem lại trong giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, với những cam kết cắt giảm thuế suất lên đến 99% theo lộ trình cùng tính chất tiếp nối, Hiệp định UKVFTA hứa hẹn duy trì đà tăng trưởng thương mại bứt phá giữa Việt Nam và Anh Quốc trong những năm tiếp theo.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định UKVFTA

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới