Thứ hai 23/12/2024 09:00

Hiệp định RCEP: Góp phần gia tăng kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Hiệp định RCEP là một trong những nhân tố quan trọng giúp thương mại song phương giữa Việt Nam - Nhật Bản tăng trưởng rất mạnh trong ba thập kỷ qua.

Thương mại hai chiều không ngừng gia tăng

Báo cáo nhìn nhận lại thành tựu của quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản do Ngân hàng HSBC công bố mới đây cho thấy, một điểm ấn tượng là thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tăng trưởng mạnh trong vòng ba thập kỷ qua nhờ những nỗ lực tích cực trong tự do hóa thương mại, giúp Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Mặc dù thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản giảm dần do tỷ trọng của Mỹ và Trung Quốc tăng lên, tổng thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam đã gia tăng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt mức 15,2% kể từ năm 1990.

Thuỷ sản là một trong những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Nhật Bản

Theo HSBC, kết quả ấn tượng này có được là nhờ Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007, sau đó là tới Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện giữa Nhật Bản với ASEAN (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership – AJCEP) có hiệu lực từ năm 2008 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement – VJEPA) có hiệu lực từ năm 2009.

Đồng thời, Việt Nam và Nhật Bản còn là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022 đã mở ra khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, với khoảng 30% GDP toàn cầu và một khu vực thị trường với 1/3 dân số thế giới. Trong số các thị trường RCEP, Nhật Bản là thị trường trọng điểm có ý nghĩa quan trọng và gắn kết chặt chẽ với Việt Nam. Do đó, tận dụng cơ hội từ RCEP để tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế các rào cản thương mại là mục tiêu rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), trong những năm qua, Việt Nam đã đóng góp khoảng 3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Chỉ trong vòng 10 năm (từ 2009 – 2019), quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam đã tăng trưởng khá ấn tượng, từ 16 tỷ USD lên gần 40 tỷ USD vào năm 2019 và đạt 42,7 tỷ USD vào năm 2021. Năm 2022, con số này đạt 47,6 tỷ USD; 10 tháng năm 2023 đạt gần 37 tỷ USD. Hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản và ngược lại diễn ra rất thuận lợi.

Nhật Bản một nước phát triển và đi đầu về công nghiệp cũng như các sản phẩm điện tử nên đang xuất khẩu sang Việt Nam với kim ngạch rất lớn. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh vào thị trường Nhật Bản như thủy sản, nông sản, hàng dệt may và da giày, các sản phẩm từ gỗ. Hiện nay, các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trở thành trợ lực, là đòn bẩy thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

Mục tiêu chính của Hiệp định RCEP là tập trung tạo thuận lợi về hàng hóa, nên về sản xuất, Việt Nam có thể đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào để thúc đẩy xuất khẩu.

Việt Nam có thể tận dụng được phế liệu từ rượu, bia hay nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc, Hàn Quốc để sản xuất và xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, các quy tắc về xuất xứ hàng hóa không có nhiều khác lạ, bởi doanh nghiệp Việt Nam đã rất quen thuộc với quy tắc này tại thị trường các nước ASEAN.

Đồng quan điểm, báo cáo của HSBC chỉ rõ, tổng thương mại hai chiều Việt Nam – Nhật Bản vượt ngưỡng 47 tỷ USD trong năm 2022 khiến Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, phản ánh mối quan hệ kinh tế năng động giữa hai nước.

Nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Nhật Bản

Báo cáo của HSBC phân tích, nhìn kỹ vào cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, một số nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn hẳn bao gồm điện tử tiêu dùng/máy móc/vận tải (35%), dệt may/giày dép (26%) và nguyên liệu thô (18%) như gỗ và nhựa. Trên thực tế, Việt Nam nổi lên như một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu điện thoại thông minh lớn sang Nhật Bản bắt đầu vào năm 2016 và 2017, phản ánh sự chuyển dịch hoạt động sản xuất điện thoại thông minh ra nước ngoài của các tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc.

Xuất khẩu điện thoại của Việt Nam sang Nhật đã tăng đáng kể trong giai đoạn này, vượt lên cả tỷ trọng của Hàn Quốc. Năng lượng, một thời chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam (17% trong năm 2013) đã giảm, phù hợp với xu hướng chuyển dịch của Việt Nam sang nhập khẩu ròng về năng lượng.

Mặc dù vậy, theo HSBC, một số lĩnh vực xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của Nhật Bản hơn so với các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, Nhật Bản từng là điểm đến chính của phụ tùng ô tô và hóa chất xuất khẩu từ Việt Nam. Mặc dù giảm dần qua thời gian, đây vẫn là nhóm mặt hàng có thị phần lớn vào khoảng 20%. Tương tự đối với dây điện và cáp điện, Nhật Bản là điểm đến xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam đối với nhóm hàng này.

Cơ hội cũng không chỉ nảy nở trong việc gia tăng xuất khẩu các sản phẩm chủ lực hiện đang luân chuyển thương mại. Chẳng hạn, nhu cầu đối với một số loại trái cây như các loại hạt cũng đã gia tăng. Báo cáo cho rằng, Việt Nam cần đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu nông sản đạt tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng mặt hàng xuất khẩu để từ đó tăng cường các quan hệ kinh tế.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hiện nhìn chung sản phẩm hải sản, nông sản, hoa quả của Việt Nam mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu Nhật Bản, nên còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể xâm nhập thị trường này. Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản tươi sống xuất khẩu vào Nhật Bản vẫn còn gặp nhiều khó khăn như giá cao, thời gian vận chuyển lâu nên khó đảm bảo độ tươi ngon.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản lưu ý, sản phẩm nông sản tươi sống hoặc qua chế biến xuất khẩu cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Hải quan Nhật Bản quy định rất nghiêm ngặt, nếu 1 lô hàng bị phát hiện vi phạm vệ sinh, không những lô hàng đó bị yêu cầu phải tiêu hủy, tần suất kiểm tra sẽ được tăng lên không chỉ với 1 doanh nghiệp mà đối với cả các doanh nghiệp khác cùng nhập khẩu mặt hàng tương tự.

Tại Kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng được tổ chức tại Hà Nội mới đây, về Hiệp định RCEP, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi hoan nghênh việc thành lập Đơn vị hỗ trợ RCEP sẽ giúp việc thực thi Hiệp định đạt hiệu quả cao. Từ đó, gia tăng hiệu quả Hiệp định RCEP với thương mại nói riêng và quan hệ chung giữa hai nước nói chung.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc