Việt Nam - Nhật Bản: 'Đón sóng' hợp tác thương mại trong khuôn khổ CPTPP và IPEF

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản 2024 khởi sắc với sự bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng hóa, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mở ra triển vọng phát triển.
Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi năng lượng Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam và Nhật Bản từ lâu đã thiết lập mối quan hệ thương mại và kinh tế bền chặt, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hai nước. Năm 2024 đánh dấu những bước tiến tích cực khi thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản với sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Với việc tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, hai nước tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực.

Thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản: Nền tảng ổn định và bổ trợ lẫn nhau

Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc), đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc).

Tính đến hết tháng 11 năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 42 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 22,3 tỷ USD, tăng 4,9%, cho thấy dấu hiệu tích cực sau một năm suy giảm. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 19,6 tỷ USD, giảm nhẹ 0,47%. Những con số này phản ánh sự ổn định trong quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế, ngay cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản đạt 42 tỷ USD. Ảnh minh họa
Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản đạt 42 tỷ USD. Ảnh minh họa

Thương mại song phương Việt Nam và Nhật Bản có những đặc điểm nổi bật, trong đó đáng chú ý là sự bổ sung rõ nét trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như thủy sản, dầu thô, dệt may, dây điện, dây cáp điện, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính và linh kiện, than đá, giày dép. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp như máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, sắt thép, vải và nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất và linh kiện ô tô.

Đáng chú ý, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà cả hai nước tham gia. Tiêu biểu như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Những hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường và tận dụng ưu đãi thuế quan.

Hợp tác trong khuôn khổ đa phương: Điểm sáng CPTPP và IPEF

Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng của CPTPP trong việc mở rộng và thực thi các cam kết thương mại. Việc Vương quốc Anh chính thức gia nhập CPTPP từ tháng 7/2023 là một dấu mốc lớn, đưa số thành viên CPTPP lên 12. Việt Nam đã phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh vào tháng 6/2024 và hoàn tất thủ tục vào tháng 7/2024, qua đó thể hiện vai trò tích cực và chủ động của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác này.

Với việc Anh gia nhập CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức cam kết mở cửa thị trường cao hơn so với Hiệp định thương mại tự do song phương (UKVFTA), đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh như dệt may, nông sản và thủy sản. Điều này không chỉ thúc đẩy quan hệ thương mại nội khối CPTPP mà còn tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng thị phần tại Vương quốc Anh.

Ngoài ra, các thành viên CPTPP cũng đang tích cực thảo luận về khả năng gia nhập của các nền kinh tế khác như Costa Rica, Ecuador và Đài Loan. Đáng chú ý, Costa Rica đang nhận được nhiều ủng hộ nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn cao của CPTPP. Việt Nam với vai trò thành viên tích cực, đã chủ trì và đề xuất xây dựng Điều khoản tham chiếu (TOR) để thành lập Ban thư ký CPTPP, được các thành viên đánh giá cao.

Bên cạnh CPTPP, Việt Nam cũng tham gia Khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì Sự thịnh vượng (IPEF), một sáng kiến kinh tế khu vực do Hoa Kỳ khởi xướng với mục tiêu tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trọng tâm như thương mại, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng.

Tính đến cuối năm 2024, các nước IPEF đã đạt được tiến triển lớn khi ký kết các Hiệp định trụ cột II (chuỗi cung ứng), III (kinh tế sạch) và IV (kinh tế công bằng), cũng như Hiệp định Tổng thể. Trong đó, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Trụ cột II và đang hoàn tất các thủ tục trong nước để tham gia Hiệp định Trụ cột III, IV và Hiệp định Tổng thể. Việc tham gia IPEF giúp Việt Nam củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng khu vực, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh và bền vững.

Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Bước sang năm 2025, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với nhiều triển vọng sáng. Hai nước không chỉ tận dụng tối đa các FTA hiện có mà còn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ đa phương như CPTPP và IPEF.

Đối với Việt Nam, Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất khẩu quan trọng mà còn là nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị công nghiệp hiện đại. Việc gia tăng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao như máy tính, linh kiện điện tử và sản phẩm công nghiệp chế biến sẽ là hướng đi chiến lược trong thời gian tới. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Nhật Bản cũng có cơ hội mở rộng đầu tư và cung cấp sản phẩm chất lượng cao vào Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này.

Năm 2024 là năm đầy khởi sắc và thành tựu đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Với nền tảng hợp tác vững chắc, sự bổ sung trong cơ cấu hàng hóa và vai trò tích cực trong các khuôn khổ đa phương như CPTPP và IPEF, hai nước đã cùng nhau vượt qua những thách thức, mở ra nhiều cơ hội mới để thúc đẩy thương mại song phương phát triển mạnh mẽ, bền vững và toàn diện hơn trong tương lai.

Huyền Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng xanh

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng xanh

Sáng 17/12/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn BP, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ trong quý 3 nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức từ xuất khẩu, đồng Yên mất giá và chính sách tiền tệ.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường kết nối kinh tế - tiền đề của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Canada

Tăng cường kết nối kinh tế - tiền đề của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Canada

Trong 11 tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada đối khả quan, hứa hẹn vượt mốc 10 tỷ USD.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/12: Lính Ukraine xin đầu hàng; UAV Ukraine tập kích kho đạn Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/12: Lính Ukraine xin đầu hàng; UAV Ukraine tập kích kho đạn Nga

Lính Ukraine xin đầu hàng, UAV Ukraine tập kích kho đạn Nga... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/12.
Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Từ ngày 19-21/2/2025 tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á lần thứ 32
Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

TikTok gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng thực thi đạo luật có thể khiến ứng dụng này bị cấm hoạt động tại Mỹ.
Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út, Thương vụ Việt Nam đã tổ chức trưng bày sản phẩm hàng Việt Nam của trên 100 doanh nghiệp.
Mời tham gia Triển lãm ACT East Business Show lần thứ 7 tại bang Meghalaya, Ấn Độ

Mời tham gia Triển lãm ACT East Business Show lần thứ 7 tại bang Meghalaya, Ấn Độ

Từ ngày 19-21/2/2025 tại TP. Shillong, bang Meghalaya, Ấn Độ sẽ diễn ra triển lãm thương mại Hành động hướng đông - ACT East Business Show lần thứ 7.
Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12: Lính Ukraine rút lui ở Kurakhove; UAV Nga tiếp viện tại Kherson

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12: Lính Ukraine rút lui ở Kurakhove; UAV Nga tiếp viện tại Kherson

Lính Ukraine tháo lui ở Kurakhove, UAV Nga tiếp viện tại Kherson,... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12.
Kinh tế Việt Nam trước

Kinh tế Việt Nam trước 'sóng gió' từ chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ

Chính sách thương mại của Hoa Kỳ tới đây sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn.
Sự ủng hộ của Tổng thống đắc cử Donald Trump tác động tới giá Bitcoin ra sao?

Sự ủng hộ của Tổng thống đắc cử Donald Trump tác động tới giá Bitcoin ra sao?

Với những phát ngôn được nhận định là có tính ủng hộ đồng tiền điện tử của ông Donald Trump, giá Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục trên 106.000 USD/BTC.
Anh gia nhập CPTPP:

Anh gia nhập CPTPP: 'Luồng gió mới' thúc đẩy thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh

Cùng với UKVFTA, việc Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo ra lợi ích song trùng giữa hai hiệp định, tạo động lực tăng trưởng mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; UAV Kiev tấn công kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; UAV Kiev tấn công kho dầu Nga

Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; UAV Kiev tấn công kho dầu Nga... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/12.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/12: Nga ước tính 40.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; UAV Kiev tấn công vũ khí Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/12: Nga ước tính 40.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; UAV Kiev tấn công vũ khí Nga

Lính Ukraine rút lui khỏi Kursk, Nga tấn công và phá hủy nhiều khí tài Ukraine ở Kursk... là tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/12.
Bản tin quân sự thế giới ngày 14/12/2024: Vũ khí NATO được sản xuất tại Ukraine

Bản tin quân sự thế giới ngày 14/12/2024: Vũ khí NATO được sản xuất tại Ukraine

Bản tin quân sự thế giới ngày 14/12/2024: Vũ khí NATO đã được sản xuất tại Ukraine, khi Tập đoàn quốc doanh Ukroboronprom của Ukraine xác nhận thông tin này.
Những nhân tố tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025

Những nhân tố tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025

Với vai trò là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển mới chất lượng cao.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Pokrovsk; UAV Kiev phá 8 xe bọc thép của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Pokrovsk; UAV Kiev phá 8 xe bọc thép của Nga

Lính Ukraine đầu hàng ở Pokrovsk, Nga loại khỏi vòng chiến nghìn lính Ukraine... là những tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/12.
Bản tin quân sự thế giới ngày 13/12/2024: Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Bản tin quân sự thế giới ngày 13/12/2024: Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Bản tin quân sự quốc tế ngày 13/12/2024: Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle. Đây là vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới của Washington.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/12: Lính đánh thuê Ukraine thiệt mạng; Ba Lan chưa giao MiG-29 cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/12: Lính đánh thuê Ukraine thiệt mạng; Ba Lan chưa giao MiG-29 cho Ukraine

Lính đánh thuê ở Ba Lan thiệt mạng, Nga cắt đứt đường thoát hiểm, tấn công vùng Sumy,...là những tin mới trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 13/12.
Bệnh lạ bùng phát ở Congo, liệu có tái diễn kịch bản Covid-19?

Bệnh lạ bùng phát ở Congo, liệu có tái diễn kịch bản Covid-19?

Bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong đã dấy lên lo ngại liệu có thể lây lan nhanh chóng và gây ra đại dịch toàn cầu như Covid-19.
Thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR: ‘Gieo mầm’ hợp tác toàn cầu

Thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR: ‘Gieo mầm’ hợp tác toàn cầu

Hiệp định EU-MERCOSUR không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn mang tính biểu tượng về sự hợp tác giữa Bắc và Nam bán cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động