Thứ sáu 22/11/2024 00:24

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.

Những năm gần đây thành phố Hải Phòng đã có nhiều chủ trương và chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là việc tập trung vào xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Việc ưu tiên nguồn lực này không chỉ giúp tạo mặt bằng sản xuất mà còn thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Tiếp nối đà tăng trưởng

Ông Ouyang Pengfei - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Regina Miracle International (khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP. Hải Phòng) cho biết: Mặc dù bị ảnh hưởng cơn bão số 3, song doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất trở lại. Đặc biệt, công ty đang được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Với chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế và tiền thuê đất của Chính phủ thời gian qua cũng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết được khó khăn, chủ động nguồn tài chính, duy trì vốn lưu động để khôi phục sản xuất, giữ chân người lao động và tiếp tục phát triển.

Xưởng sơn ô tô của tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast. Ảnh: CTV

Thực tế tại Hải Phòng, ngay sau cơn bão số 3, Chính phủ, thành phố và các sở, ngành có nhiều giải pháp kịp thời, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục hoạt động, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhờ đó nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn trên đà tăng trưởng.

Nổi bật là các doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô như: Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, Công ty Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam, Công ty TNHH Ô tô Hoa Mai,... Các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất ô tô đã có các sản phẩm ô tô du lịch, ô tô tải nhẹ.

Nhóm ngành máy móc, thiết bị phục vụ ngành kinh tế biển, điện tử, điện lạnh, công nghiệp công nghệ cao cũng tăng trưởng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhóm ngành sản xuất dệt may - da giày tăng trưởng, tương đồng với xu hướng tăng trưởng của ngành sản xuất trang phục; tỷ lệ doanh nghiệp có vốn trong nước sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm dệt may tăng trưởng...

Có thể nói, TP. Hải Phòng đang có rất nhiều lợi thế, nhiều dư địa phát triển sản xuất công nghiệp. Ông Lê Trung Kiên - Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng - cho biết: Hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh thu hút được 53 dự án trong 9 tháng, với tổng vốn đầu tư đạt 1,24 tỷ USD, trong đó thu hút vốn FDI đạt 1,19 tỷ USD, bằng 60% kế hoạch năm. Lũy kế đến tháng 9/2024, các khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút 573 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư ước đạt 27,4 tỷ USD.

Ông Kiên cho biết thêm: Hiện, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đều đang có nhu cầu rất lớn về thu hút đầu tư và mở rộng sản xuất. Bởi thế, xu hướng tăng trưởng trong những tháng cuối năm là rất khả thi và cần nắm bắt, tạo mọi điều kiện đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp. Thành phố cũng đang gấp rút thành lập khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng bảo đảm cân đối, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và yêu cầu xanh, bền vững. Đây sẽ là đòn bẩy, đưa TP. Hải Phòng tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng kinh tế nói chung, tăng trưởng IIP nói riêng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Đẩy mạnh thành lập các cụm công nghiệp mới

Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành thông tin: Năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn bám sát chủ trương, chính sách, quy định về phát triển công nghiệp của Chính phủ và TP. Hải Phòng. Trong đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường. Công nghiệp đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,9%/năm, cao gấp 1,6 lần bình quân cả nước.

Ông Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh: Từ nay đến hết năm 2024, ngành Công Thương tập trung nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc để sớm đưa các công trình, dự án lớn đi vào hoạt động nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới; triển khai đánh giá thực trạng và đề xuất các nhiệm vụ khôi phục, phát triển ngành đóng tàu thành phố. Sở cũng tiếp tục tham mưu UBND thành phố thành lập các cụm công nghiệp phụ trợ Tràng Duệ, Lê Thiện - Đại Bản. Ngoài ra, tiếp tục khảo sát các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo kế hoạch được phê duyệt; chỉ đạo thực hiện các đề án khuyến công địa phương năm 2024; phối hợp với UBND các quận về việc rà soát, thống kê, xây dựng kế hoạch và tổ chức di dời các nhà máy xí nghiệp, kho tàng trên địa bàn quận.

Dự án Cụm công nghiệp Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Thu Anh

Hiện, TP. Hải Phòng đang chú trọng, đẩy nhanh tiến độ phát triển khu, cụm công nghiệp mới tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão…, trong đó, huyện Tiên Lãng quy hoạch triển khai xây dựng 8 khu, cụm công nghiệp “đón sóng” đầu tư. Cụ thể, Khu công nghiệp Tiên Thanh 410 ha; Cụm công nghiệp thị trấn giai đoạn 1 là 50 ha; Cụm công nghiệp Đại Thắng 21,3 ha; các Cụm công nghiệp Tiên Cường 1, 2, 3 gần 130 ha; Cụm công nghiệp Quang Phục gần 50 ha và Cụm công nghiệp Quyết Tiến.

Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Ngọc Huy, địa phương phối hợp Sở Công Thương đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về quy hoạch, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đến đầu tư cũng như phối hợp Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Sở Ngoại vụ tăng cường gặp gỡ, quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư. Đối với những vướng mắc liên quan đến địa phương, UBND huyện cùng với nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp tập trung tháo gỡ kịp thời, dứt điểm để nhanh chóng triển khai xây dựng hạ tầng.

TP. Hải Phòng phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy 14 khu công nghiệp đã được thành lập đạt trên 70% và thành lập thêm 4 - 6 khu công nghiệp mới; thực hiện chuyển đổi 2-3 khu công nghiệp sinh thái; 1 khu công nghiệp công nghệ cao; bảo đảm 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 12,5 - 15 tỷ USD; thu hút DDI đạt 10 - 15 tỷ USD; bình quân thu nhập người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 20 triệu đồng/người/tháng; hoàn thành 2-3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải; thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với diện tích khoảng 20.000ha.
Thu Anh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân