Hà Tĩnh: Đón cơ hội trở thành trung tâm logistics quốc tế

Đến năm 2030, Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh trở thành trung tâm logistics theo Quyết định số 1037 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cảng Vũng Áng - Sơn Dương thuộc Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng là cảng chuyên dùng và tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực - cảng loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam, hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ logistics.

Bắt kịp xu thế

Hà Tĩnh được xem là điểm trung chuyển hàng hóa với Lào, Đông Bắc Thái Lan qua các cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Cha Lo bằng tuyến quốc lộ 8A và quốc lộ 12. Đây là cửa ngõ ngắn nhất ra Biển Đông của Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế, giao lưu hàng hóa với các quốc gia trên thế giới. So với khu vực thì cảng Vũng Áng - Sơn Dương có lợi thế độ sâu tự nhiên lớn, trung bình trên -10m, hàng năm độ sa bồi ít nên có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn gắn với tuyến giao thông hàng hải quốc tế. Cảng Vũng Áng kết nối với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế đi các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi.

Hà Tĩnh: Đón cơ hội trở thành trung tâm logistics quốc tế
Đầu tư xây dựng trung tâm logictics là rất cần thiết để các địa phương có thể giao thương, hợp tác thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới

Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, về hạ tầng cảng biển, tỉnh này hiện có 5 bến cảng với 21 cầu cảng được Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào sử dụng. Ngoài bến cảng tổng hợp, container Vũng Áng là bến chính tại Vũng Áng, đảm nhận hầu hết hàng tổng hợp container từ thị trường trong nước và hàng quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan. Bến tổng hợp được bố trí 6 cầu cảng, trong đó 2 cầu cảng hoạt động là cầu cảng số 1 độ sâu -11m, tiếp nhận tàu chở hàng đến 4,5 vạn DWT, tàu container 3 vạn DWT; cầu cảng số 2 độ sâu -13 m, tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp trọng tải đến 6,1vạn DWT, tàu container 4,5 vạn DWT. Năng lực thông qua 9,0 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 19,7 triệu tấn/năm vào năm 2030, còn 4 cầu cảng hiện đang đầu tư xây dựng.

Cảng Vũng Áng khi hoàn thiện sẽ có 17 bến, trong đó có 11 bến cảng tổng hợp, container; 6 bến chuyên dùng cho nhập than và xuất nhập xăng dầu. Cảng Sơn Dương hoàn thiện sẽ có 51 bến chuyên dùng, trong đó có 32 bến của Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, 13 bến cho khu lọc hóa dầu Formosa, 6 bến tàu cho nhiệt điện Vũng Áng. Đặc biệt, hệ thống cảng biển ở Vũng Áng, Sơn Dương có vị trí “vàng” trên hành lang hàng hải quốc tế, có điều kiện phát triển thành trung tâm logistics tầm cỡ.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Tĩnh, việc đầu tư cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hoá được xem như là chìa khoá để giải quyết điểm nghẽn trong việc thu hút đầu tư và cắt giảm chi phí dịch vụ logistics. Trung tâm logistics tại cảng Vũng Áng - Sơn Dương được quy hoạch là trung tâm logistics hạng I, cấp quốc gia và quốc tế. Trong đó, khu logistics Vũng Áng có diện tích quy hoạch 106,9ha, công suất khoảng 16,3 triệu tấn/năm; khu logistics cảng Sơn Dương có diện tích quy hoạch 159,84ha, công suất khoảng 22,5 triệu tấn/năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, để có cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics tại Vũng Áng, ngày 8/4/2021, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 1734 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng, tỷ lệ 1/500. Theo đồ án quy hoạch được phê duyệt, Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng có quy mô hơn 133ha thuộc địa bàn xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) với 6 phân khu chức năng gồm: khu kho logistics, khu quản lý điều hành; dịch vụ tài chính ngân hàng và dịch vụ phụ trợ: khu nhà dịch vụ lưu trú cho chuyên gia, khách hàng và dịch vụ thiết yếu; đất giao thông, bãi đậu xe; khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật; cây xanh...

Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng được quy hoạch là trung tâm logistics hạng I, phục vụ các hoạt động dịch vụ logistics trong tỉnh, khu vực và quốc tế. Đây cũng sẽ là điểm tập kết hàng từ các KKT, khu - cụm công nghiệp thuộc Hà Tĩnh và khu vực Bắc Quảng Bình để vận chuyển đến cảng Hải Phòng bằng đường biển; vận chuyển trực tiếp bằng đường biển đến các cảng trung chuyển lớn trong khu vực như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore; vận chuyển bằng đường bộ từ QL 8 và QL 12C đến Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Hà Tĩnh tập trung huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng cảng biển, Cảng Lào - Việt, Hoành Sơn, Vingroup… hạ tầng giao thông, kho bãi. Đồng thời, ưu tiên nguồn vốn trung hạn đầu tư xây dựng đê chắn sóng cảng Vũng Áng theo quy hoạch gồm đê phía Bắc dài 370m, đê phía Tây dài 1.850m. Cùng với hạ tầng giao thông thuận lợi kết nối các vùng miền, Hà Tĩnh sẽ trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển lớn của khu vực trong tương lai. Đây chính là những yếu tố thuận lợi để Hà Tĩnh phát triển lĩnh vực logistics, mở ra một hướng đi mới cho các nhà đầu tư.

Vẫn còn điểm nghẽn

Mặc dù Hà Tĩnh được đánh giá giàu tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics nhưng nhìn từ thực tế, hoạt động logistics tại đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn không ít bất cập. Theo Cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh, đối với khu vực cảng biển Hà Tĩnh, thời gian qua có sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, dần tạo dựng được vị thế, mắt xích quan trọng trong hải trình khu vực.

Tuy nhiên, trên thực tế ở khu vực ven biển miền Trung đã phát triển 20 cảng biển lớn, nhỏ nhưng tổng sản lượng hàng qua cụm cảng của vùng chỉ chiếm một thị phần nhỏ của cả nước. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do mật độ cảng biển dày đặc nên nguồn vốn đầu tư dàn trải, quy mô đầu tư dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, thiếu cầu bến cho tàu trọng tải lớn, đặc biệt là các bến cho tàu container vận hành trên tuyến biển xa. Do vậy, các cảng miền Trung chỉ mới hoạt động mang tính chất gom hàng rồi vận chuyển đến các cảng Hải Phòng hoặc TP. Hồ Chí Minh để xuất hàng.

Hà Tĩnh: Đón cơ hội trở thành trung tâm logistics quốc tế

Kể từ chuyến tàu đầu tiên vào tháng 4/2021 đến cuối tháng 10, cảng Vũng Áng đã đón 13 chuyến tàu container cập bến

Trong "Đề án đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025", tỉnh Hà Tĩnh chỉ ra nhiều hạn chế như, việc đầu tàu kinh tế là Nhà máy thép Formosa chủ yếu vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra bằng đường biển thông qua cảng biển nội bộ và ít sử dụng dịch vụ thuê ngoài dẫn đến lưu lượng vận chuyển trong địa bàn tỉnh không tăng cao tương ứng. Ngoài thép của Formosa thì số lượng doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn ít, quy mô nhỏ, kim ngạch chưa cao, mặt hàng chưa đa dạng.

Năng lực cạnh tranh của DN sản xuất, xuất nhập khẩu còn hạn chế; đa số quy mô nhỏ và vừa, chi phí logistics trong giá thành sản phẩm còn cao. Mặc dù Hà Tĩnh có đường biên giới trực tiếp với Lào nhưng giao thương còn rất hạn chế. Các hoạt động giao thương của Lào vẫn qua Thái Lan dù khoảng cách từ Lào qua Thái Lan xa hơn qua Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu vẫn là điểm hạn chế, khi điều kiện kho bãi, nhất là bãi chứa container chật hẹp, thiếu các thiết bị bốc dỡ, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa. Hiện tại các DN xuất khẩu trên địa bàn đang vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ qua cảng Hải Phòng, với chi phí lên tới 14-15 triệu/container. Cơ sở hạ tầng cũng như năng lực bốc dỡ của cảng Vũng Áng, cảng Xuân Hải còn hạn chế nên việc thu hút các DN xuất nhập khẩu còn khó khăn.

Điểm nghẽn tiếp theo đó là hệ thống hạ tầng phục vụ xuất - nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo còn thiếu đồng bộ như hệ thống kho, bãi; các dịch vụ còn thiếu và yếu. Việc khai thác thị trường thông qua hợp tác khu vực của các nước chưa mạnh nên mức độ giao lưu thương mại, trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chưa nhiều, kim ngạch XNK hàng năm còn quá thấp so với các cửa khẩu biên giới đất liền phía Bắc.

Dưới góc nhìn của DN, ông Phạm Văn Túc - Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh - cho rằng, dịch vụ hậu cảng, logistics tại Vũng Áng dù đã được đầu tư nhưng nhìn chung còn hạn chế. Cụ thể là điều kiện kho bãi, nhất là bãi chứa container đang chật hẹp; các thiết bị bốc dỡ hàng hóa đang thiếu nghiêm trọng… bên cạnh đó khu vực hậu cần cảng Vũng Áng cũng thiếu và yếu. Điều này khiến việc tổ chức vận chuyển hàng từ cảng về các tuyến quốc lộ gặp rất nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí làm giá vận chuyển đường thủy vẫn cao hơn so với đường bộ, không hấp dẫn với khách hàng. Đồng thời, làm hạn chế sự phát triển vận tải đường thủy nội địa và dịch vụ logistics...

Theo số liệu thống kê từ Sở Công Thương Hà Tĩnh, với trên 300 DN tham gia cung cấp dịch vụ logistics như, dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận… nhưng chủ yếu ở khâu vận tải hàng hóa và một số dịch vụ cơ bản như thực hiện các thủ tục hải quan, đại lý tàu biển… doanh thu dịch vụ vận tải chủ yếu đến từ vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 84 - 90% (đạt 4,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2020); vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường biển chiếm tỷ trọng dưới 1,2%; dịch vụ kho bãi và dịch vụ hỗ trợ khác chiếm tỷ trọng 12-15% trên tổng doanh thu ngành dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

Cùng với bất cập về hạ tầng kết nối thì nhiều chính sách về thuế, phí, lệ phí còn chồng chéo phát sinh cho DN vận tải dẫn đến chi phí đầu vào ngành vận tải tăng, giá thành vận tải vẫn cao hơn các nước trong khu vực.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Xem thêm