Hà Nội: Nhiều cửa hàng ăn uống 'oằn mình' trước tình trạng vắng khách

Trước tình trạng người tiêu dùng ngày thắt chặt chi tiêu, nhiều quán cà phê, nhà hàng tại Hà Nội đang phải đối mặt tình cảnh "không một bóng người".
Hà Nội: Nhiều nhà trọ, chung cư mini không đảm bảo PCCC vẫn hoạt động cho thuê Hà Nội: Vì sao những công trình vi phạm tại đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài vẫn tiếp tục tồn tại? Du khách nước ngoài thích thú bơi lội ngay trên phố cổ Hà Nội sau cơn mưa lớn

Chi phí sinh hoạt ngày càng cao tại các thành phố lớn đang buộc nhiều người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu cho những mặt hàng, hoạt động không thiết yếu. Điều này dẫn đến tình cảnh "không một bóng người" tại một số quán cafe, nhà hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, khiến nhiều chủ quán phải suy nghĩ đến phương án đóng cửa, nhượng quyền cửa hàng.

Tiêu biểu là trường hợp của anh N.T.T (35 tuổi, sống tại Ba Đình, Hà Nội), chủ một cửa hàng kinh doanh đồ ăn Nhật Bản trên phố Kim Mã. Anh T. chia sẻ, cửa hàng của anh mở cửa từ sau khi đại dịch Covid- 19. Lúc mới đầu, quán anh có lượng khách hàng đông và doanh thu rất ổn định, tuy vậy, trong vòng 3 tháng trở lại đây, lượng khách hàng đã giảm hẳn.

Theo anh N.T.T, lượng khách hàng của quán vẫn đủ để duy trì, nhưng quán của anh đã chịu nhiều áp lực của các cổ đông. Để tránh cãi vã, anh quyết định rao bán, nhượng lại mặt bằng quán trên mạng xã hội Facebook, với giá 18 triệu/tháng. Anh T. chia sẻ, anh sẵn sàng để lại hết bàn ghế, dụng cụ bếp, và kể cả một dàn hút mùi tiêu chuẩn nhà hàng với giá hơn 50 triệu. Vào thời điểm phỏng vấn, dù đã gần đến giờ ăn trưa, nhưng quán của anh vẫn không một bóng người.

Nhiều cửa hàng ăn uống "oằn mình" trước tình hình kinh tế khó khăn
Một nhà hàng bán đồ ăn Nhật trên đường Kim Mã sẵn sàng nhượng lại mặt bằng và cả dụng cụ nhà bếp với giá dưới 20 triệu một tháng. (Ảnh: Phú Quý).

Giống như anh N.T.T, chị L.T.V (44 tuổi, ở Hàng Mã, Hà Nội) chủ một cửa hàng cafe, nước ép nằm trên trục đường tấp nập Điện Biên Phủ, Hà Nội cũng đang mong muốn sang nhượng quán với giá 25 triệu đồng/tháng và sẵn sàng tặng lại toàn bộ trang thiết bị, bàn ghế. Chị V. chia sẻ, dù mới mở quán được hơn 4 tháng nhưng quán kinh doanh không hề có lãi và phải bù lỗ.

Nhiều cửa hàng ăn uống "oằn mình" trước tình hình kinh tế khó khăn
Quán nước ép của chị V. nằm ngay trục đường giao giữa Điện Biên Phủ - Hàng Bông vắng không một bóng người dù có rất đông khách du lịch qua lại. (Ảnh: Phú Quý)

Chị B.M.C (28 tuổi, ở Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội) là chủ một quán cà phê cũng chia sẻ, chị đã mở quán được hơn 6 năm, quán vẫn có thu nhập ổn định. Nhưng khoảng 3 tháng gần đây chị C. đã buộc phải gồng lỗ, bù tiền nhà và các loại chi phí. Chị C. nói thêm, so với quý I thì quý II và đến giữa quý III năm nay lợi nhuận đã giảm 25-30%, còn so với cùng kỳ giảm 50% lợi nhuận.

Nhiều cửa hàng ăn uống "oằn mình" trước tình hình kinh tế khó khăn
Quán cà phê của chị B.M.C. cả ngày chỉ có 1-2 khách. Chị đang phải bỏ tiền túi bù lỗ để quán duy trì hoạt động qua giai đoạn khó khăn. (Ảnh: Phú Quý)

Chị C. nói thêm, “Tôi sẽ cố gắng bù chi phí và hy vọng đến cuối năm có các dịp sự kiện lớn trong năm sẽ bớt vắng khách hơn…”

Khi được hỏi về kế hoạch tương lai, chị C. chia sẻ, nếu hết năm tình hình vẫn không khả quan hơn thì chị sẽ chuyển việc khác, đóng quán hoặc sang nhượng và đợi khi tình hình kinh tế bớt khó khăn sẽ mở lại quán vào thời gian khác.

Nhiều cửa hàng ăn uống "oằn mình" trước tình hình kinh tế khó khăn
Chị C. băn khoăn trước tình cảnh vắng khách chung của các quán ăn uống hiện nay. (Ảnh: Phú Quý)

Cửa hàng ăn uống của anh T., chị V. và chị C. chỉ là 3 trong số hàng nghìn quán cafe, nhà hàng khác tại các thành phố lớn đang gặp khó khăn trong thời gian qua. Theo báo cáo ra ngày 21/8/2024 của iPos - một công ty công nghệ trong lĩnh vực quản lý nhà hàng/cafe, có tới 30.000 cửa hàng ăn uống đã đóng cửa trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cũng theo báo cáo, trong nửa đầu năm nay, số lượng cửa hàng kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam đã giảm 4% so với năm 2023, ở khoảng 304.700 cửa hàng. Tình trạng các cửa hàng đóng cửa sau 3 tháng hoạt động cũng đang xảy ra nhiều hơn tại các thành phố lớn.

iPos nhận định, mức chi tiêu cho việc đi cà phê và tần suất đi cà phê của người Việt cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay. Theo iPos, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do áp lực công việc và giá cả tăng cao.

Được biết, có đến 41,7% người tiêu dùng được iPos khảo sát nói rằng việc đi cà phê là không cần thiết, và 32,3% nói rằng họ chỉ đi cà phê với tần suất 1-2 lần/tuần. Khi được hỏi lý do, phần lớn người dùng cho rằng, họ đang phải làm việc với cường độ lớn hơn do khó khăn nội tại trong doanh nghiệp mà họ đang làm việc, dẫn đến người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc chi tiêu cho những dịch vụ không thiết yếu.

Vũ Hạ - Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Xem thêm