Thứ ba 19/11/2024 12:28

Hà Nội: Hết năm 2020, đánh giá, xếp hạng từ 800 - 1.000 sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP đã tạo ra sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, phát huy những giá trị tiềm năng của các làng nghề, đặc sản vùng miền, thông qua đó đưa được nhiều sản phẩm chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP là một trong những thế mạnh của nông nghiệp Hà Nội, có nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản xuất, đem lại giá trị kinh tế lớn. Tiêu biểu như: Bún gạo của Công ty CP Thực phẩm Minh Dương (huyện Hoài Ðức); Gạo nếp cái hoa vàng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tam Hưng (Thanh Oai); Gạo hữu cơ của HTX Nông nghiệp hữu cơ Ðồng Phú (Chương Mỹ); Ðậu Hà Lan Baby Leaf, Rau mầm củ cải đỏ của HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (Thường Tín)...

Gạo nếp cái hoa vàng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tam Hưng (Thanh Oai)

Để đạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Tiếp tục thúc đẩy việc tuyên truyền, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển lợi thế từng địa phương để có sản phẩm tham gia OCOP. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online... để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm, sử dụng.

Xây dựng đề án thực hiện mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Hà Nội. Nâng cấp phần mềm hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm sản của thành phố (hn.check.net.vn), trang điện tử "nongthonmoihanoi.gov.vn" phục vụ công tác quản lý nhà nước và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP Hà Nội. Ban hành Hướng dẫn về quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP, thứ hạng sao trên tem, bao bì, nhãn mác các sản phẩm được công nhận đạt từ ba sao trở lên của TP Hà Nội để thuận lợi trong công tác quản lý và nhận diện sản phẩm OCOP.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Thủ đô đã phân hạng được 301 sản phẩm đạt tiêu chuẩn ba sao, bốn sao, năm sao. Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2020, đánh giá, xếp hạng từ 800 - 1.000 sản phẩm OCOP.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng