Thứ ba 26/11/2024 00:08

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.

Chiều 28/3, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin kinh tế - xã hội quý I/2024. Thông tin tại họp báo, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân đã giúp kinh tế Thủ đô duy trì phát triển.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trong 3 tháng đầu năm là 146.877 tỷ đồng, đạt 36% dự toán, tăng 3,9% so với cùng kỳ, trong đó: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 5.013 tỷ đồng, đạt 18,6% dự toán; thu từ dầu thô 1.167 tỷ đồng, đạt 38,9% dự toán; thu nội địa 140.698 tỷ đồng, đạt 37,2% dự toán. Chi ngân sách địa phương trong 3 tháng đầu năm là 31.595 tỷ đồng, đạt 14,7% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển 9.500 tỷ đồng, đạt 11,7% dự toán; chi thường xuyên là 12.069 tỷ đồng, đạt 21,1% dự toán.

GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (GRDP quý I/2023 tăng 5,81%), các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng ngành dịch vụ quý I/2024 thấp hơn cùng kỳ, cụ thể: Dịch vụ tăng 5,84% (cùng kỳ tăng 7,66%); công nghiệp và xây dựng tăng 4,77% (cùng kỳ tăng 2,39%); nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,76% (cùng kỳ tăng 2,14%); thuế sản phẩm tăng 4,94% (cùng kỳ tăng 1,44%).

Quang cảnh họp báo

Xuất, nhập khẩu quý I/2024 phục hồi tăng trưởng Trong tháng 3, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.254 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ 2023 (cùng kỳ giảm 6,2%). Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3.936 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I/2023 giảm 4,6%). Khu vực kinh tế trong nước tăng 12,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6,6%. Trong đó, 4/12 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là: Hàng nông sản tăng 49,8%; xăng dầu tăng 18,7%; máy móc thiết bị phụ tùng tăng 4,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 33,2%,...

Trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2.754 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ giảm 17,6%). Lũy kế 3 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 8.636 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I/2023 giảm 12%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 12,4%. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ: Hàng điện gia dụng và linh kiện tăngg 15,5%; sắt thép tăng 27,9%; kim loại khác tăng 5%; ngô tăng 17,5%; hàng hóa khác tăng 10,1%...

Bên cạnh xuất nhập, khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố Hà Nội duy trì ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 3 ước tăng 17,4% so với tháng 2/2024 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 2,9%). Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I/2023 tăng 0,8%). Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 14,5%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,6%; khai khoáng giảm 12,6%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 3 ước đạt 65,415 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 13,6%). Quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 199,651 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I/2023 tăng 12,6%).

Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 3 ước đạt 17,809 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lũy kế 3 tháng đầu năm, doanh thu ước đạt tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong quý I/2024, ngành du lịch duy trì tăng trưởng khá. Tính riêng tháng 3/2024, Thủ đô Hà Nội đón 575 nghìn lượt khách (do cơ sở lưu trú phục vụ), tăng gần 41,9% so với cùng kỳ 2023 (cùng kỳ tăng 2,6 lần). Quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 1,528 triệu lượt khách, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I/2023 gấp 2,2 lần). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,14% so với tháng 2, tăng 5,36% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 3 tháng đầu năm nay tăng 5,12% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Vốn FDI trong quý I/2024 tăng 500% so với cùng kỳ

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội là điểm sáng về nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Cụ thể, thành phố thu hút 53,88 triệu USD vốn FDI, với 20 dự án mới có tổng vốn đầu tư đạt 33,41 triệu USD; 14 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 12,49 triệu USD và 12 lượt góp vốn với số góp vốn đạt 7,98 triệu USD. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, thành phố Hà Nội thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI (tăng 500% so với cùng kỳ năm 2023) với 46 dự án mới có tổng vốn đầu tư đạt 903,9 triệu USD; 31 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 21,57 triệu USD và 33 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị vốn góp đạt 27,77 triệu USD.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, thành phố Hà Nội có 6.944 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 66.157 tỷ đồng (giảm 6% về số lượng doanh nghiệp và giảm 4% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), 1.121 doanh nghiệp giải thể (tăng 23% so với cùng kỳ), 12.367 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 25% so với cùng kỳ). Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 3.748 doanh nghiệp (tăng 10% so với cùng kỳ). Tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn thành phố Hà Nội là 384.299 doanh nghiệp.

Tổng vốn đầu tư xã hội quý I/2024 ước đạt 86.550 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I/2023 tăng 8,6%). Trong đó, vốn nhà nước tăng 10%; vốn ngoài nhà nước tăng 8,2%; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 4,4%.

Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng và chấp hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Tính đến 31/3/2024, tổng nguồn vốn huy động tổ chức tín dụng dự kiến đạt 5.337 nghìn tỷ đồng, tương đương so với thời điểm 31/12/2023. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 2,6%, tiền gửi thanh toán giảm 1,3% so với 31/12/2023. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng đến 31/3/2024 ước đạt 1.509 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với 31/12/2023; dư nợ ngắn hạn tăng 0,3% dư nợ trung và dài hạn tăng 1,2%; dư nợ VND tăng 0,8%, dư nợ ngoại tệ tăng 2,0% so với 31/12/2023.

Ông Trương Việt Dũng, Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại họp báo

Tại hội nghị, ông Trương Việt Dũng Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Để duy trì và phát triển kinh tế trong thời gian tới, UBND thành phố tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô. Đồng thời, triển khai hiệu quả, kịp thời chính sách của Trung ương về lãi suất, tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và các lĩnh vực ưu tiên đủ nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Thực hiện và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: UBND Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công