Thứ năm 28/11/2024 03:39

Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 183 nghìn lao động trong 10 tháng năm 2022

10 tháng năm 2022, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 183 nghìn lao động, đạt 114% kế hoạch năm, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo báo cáo kinh tế - xã hội tháng 10/2022 của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2022, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập.

Trong đó, thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền 151 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho hơn 3 nghìn lao động; có 1,6 nghìn người nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm; có 9,9 nghìn người được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác.

Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 183 nghìn lao động trong 10 tháng năm 2022

Cũng trong tháng 10, thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 7,6 nghìn người với số tiền hỗ trợ 201 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 6,7 nghìn người.

Tính chung 10 tháng năm 2022, thành phố đã giải quyết việc làm cho 183 nghìn lao động, đạt 114% kế hoạch năm, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho gần 58,8 nghìn người với kinh phí hỗ trợ là 1.557 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 59,6 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 1,4 nghìn người, với số tiền 6,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, công tác đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 2.423 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với kinh phí khoảng 6,4 tỷ đồng.

Đến nay, thành phố đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp 10 tháng năm 2022 cho trên 82 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.755 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 80 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công là 43 tỷ đồng.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế