Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%

Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%, bằng với mức hưởng lương hưu tối đa. Đây là mong mỏi của nhiều người lao động.
Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động Vì sao nhiều lao động bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp? Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Xem xét lại quy định về đóng bảo hiểm thất nghiệp

Sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam
Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - đoàn Quảng Nam bày tỏ, để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, việc sửa đổi Luật Việc làm là cần thiết.

Về đóng bảo hiểm thất nghiệp, tại khoản 6 Điều 3 của dự thảo Luật quy định: “Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm bắt buộc nhằm hỗ trợ người lao động để duy trì việc làm, đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.

Tuy nhiên, quy định tại khoản 5 Điều 58 lại yêu cầu trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm các thủ tục giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động thì hoàn trả lại tiền cho người lao động đã đóng. Điều này chưa phù hợp, vì người lao động mất việc làm gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, việc yêu cầu họ phải bỏ ra trước một khoản tiền để đóng đủ số tiền người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là vô lý, vì số tiền này hàng tháng họ đã bị người sử dụng lao động trích từ lương. Mặt khác, việc để người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đại biểu đề nghị, nội dung này nên được trích từ Quỹ bảo hiểm xã hội hoặc Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để người lao động được hưởng chế độ sớm nhất; bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thu hồi số tiền chậm đóng, trốn đóng để trả lại cho Quỹ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 64 quy định "người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật, buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức không được hưởng trợ cấp thất nghiệp".

Đại biểu đề nghị nghiên cứu xây dựng quy định này mang tính nguyên tắc để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng trên theo hướng cho phép họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đầy đủ bằng chứng về việc bị từ chối việc vì lý do đã bị sa thải, buộc thôi việc ở doanh nghiệp, đơn vị trước đó.

Thực tế, người lao động bị sa thải rất khó tìm việc làm mới do người sử dụng lao động mới coi sa thải như một lý lịch không tốt để từ chối người lao động vào làm việc. Bên cạnh đó, cần có quy định hoặc cơ chế kiểm soát phù hợp để tránh phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động liên quan đến vấn đề người lao động đã bị sa thải, buộc thôi việc trước đó.

Đại biểu cũng cho rằng, tại khoản 1 Điều 65 quy định "mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp" là thấp, không đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

Vì vậy, bà Trinh đề nghị nâng lên 75% - bằng với mức hưởng lương hưu tối đa. Đây là mong mỏi của rất nhiều người lao động nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp và hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

Về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu Chamaléa Thị Thủy - đoàn Ninh Thuận đề nghị, tại điểm d khoản 3 Điều 60 của dự thảo luật có quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là không bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 65 dự thảo luật có quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm một tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu lại các quy định này vì quy định như dự thảo luật sẽ gây thiệt thòi cho người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dài hơn là trên 144 tháng.

Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng là người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng. Có nghĩa là đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, hoặc nếu vẫn giữ quy định là cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm một tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Như vậy sẽ phù hợp hơn, đảm bảo tối đa quyền lợi chính đáng của người đóng bảo hiểm thất nghiệp là có đóng có hưởng một cách tương xứng. Đây cũng là một trong những vấn đề mà người lao động thật sự rất quan tâm, vì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, nhất là những người bị thất nghiệp và đang gặp khó khăn.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - đoàn Bình Dương cho hay, tại khoản 5 Điều 58 dự thảo luật quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Theo đó, đối với trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì cho phép người lao động dùng tiền của chính mình nộp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định để làm các thủ tục giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Đại biểu cho rằng quy định này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, dễ gây bức xúc lớn từ người lao động và dư luận xã hội, vì rõ ràng doanh nghiệp, người sử dụng lao động nợ tiền bảo hiểm mà người lao động lại phải bỏ tiền đóng thay là chưa phù hợp.

Do đó, đại biểu kiến nghị cần bổ sung quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Đồng thời, bổ sung quy định, chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm như trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng hoặc kê khai sai mức lương đóng, quy định chi tiết thời gian tối đa cho phép chậm đóng trước khi bị xử phạt, tránh tình trạng kéo dài và gây bất lợi cho người lao động. Từ đó cho thấy việc đóng bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là quyền lợi của người lao động mà còn là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp doanh nghiệp không đóng hoặc nợ bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm có thể tạm ứng để người lao động không bị gián đoạn quyền lợi và bổ sung quy định buộc doanh nghiệp hoàn trả toàn bộ số tiền bảo hiểm thất nghiệp đã bị trốn đóng kèm lãi suất tương ứng.

Song, dưới góc độ doanh nghiệp cũng đề nghị xem xét, áp dụng cơ chế giãn, hoãn hoặc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, đặc biệt trong các tình huống kinh tế khó khăn, thiên tai, dịch bệnh nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hiệu quả hơn trong việc quản lý bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi của người lao động và khả năng tuân thủ của doanh nghiệp, hướng tới một môi trường lao động công bằng và bền vững.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân cũng nêu, tại điểm a, b khoản 1 Điều 64 dự thảo luật đã bổ sung và loại trừ 4 nhóm đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể, một là, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định Bộ luật Lao động; hai là, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức; ba là, người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động; bốn là, người lao động bị xử lý kỷ luật, buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo đại biểu, nội dung này sẽ gây bất lợi cho người lao động vì trên thực tế nhiều trường hợp người lao động đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thể hưởng vì lý do bất khả kháng, phải đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thể báo trước theo quy định hoặc đôi khi người lao động vi phạm kỷ luật không hoàn toàn xuất phát từ lỗi cá nhân mà từ áp lực hoặc nhiều điều kiện, làm việc bất công dẫn đến mất cân bằng quyền lợi cho người lao động.

Do đó, đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo cần xem xét, quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo theo nguyên tắc có đóng, có hưởng nhằm cân bằng, hài hòa quyền lợi của người lao động khi thất nghiệp, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp bất khả kháng; kèm theo đó là người lao động phải chứng minh được lý do chính đáng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm quy định; áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh thay vì cấm đoán hoàn toàn và chỉ nên loại trừ trợ cấp thất nghiệp đối với các trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp...

"Sửa đổi luật cần đảm bảo cân bằng giữa việc duy trì kỷ luật lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động, tránh tạo ra sự bất mãn trong lực lượng lao động, đồng thời cũng góp phần thực hiện đúng mục tiêu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là hỗ trợ người lao động trong thời kỳ khó khăn tái hòa nhập thị trường lao động, tạo môi trường phát triển bền vững cho các chủ thể tham gia thị trường lao động trong thời kỳ mới" - đại biểu nhấn mạnh.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Chiều 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.
Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung.

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Ngoài phát huy tinh thần 5 ‘tiên phong’, Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá với mục tiêu tăng trưởng năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Sáng 28/12, tại TP. Đà Nẵng, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ngành Kế hoạch và Đầu tư sẽ ‘giữ vững tinh thần đột phá tiên phong trong cải cách và đổi mới”.
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng nay 28/12.
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động