Thứ bảy 23/11/2024 00:08

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập thể

Hà Giang, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sinh kế cho khoảng 86% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn. Theo kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Hà Giang đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước. Kết quả, toàn tỉnh có 79.102 hộ nghèo, chiếm 42,08% số hộ toàn tỉnh. Trong đó, tại 7 huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 48,83% - 67,96%. Một trong những nguyên nhân khiến các hộ nghèo chưa thể thoát nghèo được các địa phương xác định là do thiếu đất sản xuất, thiếu nguồn vốn, công cụ, phương tiện sản xuất, lao động thiếu tay nghề.

Mô hình nuôi ong phát triển bền vững mật ong bạc hà trên cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Khánh Toàn

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, các cấp chính quyền của tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu và có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, địa phương đã xác định cần tập trung các giải pháp phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động. Cụ thể tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất; quy hoạch; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị… xây dựng các mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo.

Trước đây bà con nông dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, thì nay đã quan tâm đến liên doanh liên kết để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa. Với việc phát triển các mô hình kinh tế tập thể đã và đang giúp Hà Giang xây dựng hiệu quả các mô hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng, góp phần đề cao tinh thần tương thân tương ái, vì cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) là một trong những hướng đi đúng đắn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Theo thống kê, đến nay tỉnh Hà Giang đã có có 722 HTX và 6.232 tổ hợp tác hoạt động đa dạng trong các ngành và các lĩnh vực, đặc biệt là những ngành nghề như nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản, tín dụng nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải hàng hóa, hành khách… Số lượng các đơn vị kinh tế tập thể liên tục tăng đã tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập cho lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng cao của tỉnh.

Không chỉ phát triển tốt các mô hình giảm nghèo theo hình thức phát triển kinh tế tập thể, mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đang được các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang rà soát, lựa chọn, xây dựng các dự án để tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, ngành tập trung thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng chú trọng các sản phẩm đặc hữu gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị về chè, cam, bò, mật ong, vùng trồng dược liệu quý. Tập trung nguồn lực phát triển 5 cây (cây ăn quả ôn đới, chè shan tuyết, dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao, cây tam giác mạch) và 3 con (bò vàng, lợn đen, mật ong bạc hà)…

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên 4%

Từ những nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025, kết thúc năm 2023, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, như số hộ nghèo đa chiều còn 81.451 hộ, chiếm 42,61% tổng số hộ toàn tỉnh (giảm 13.276 hộ, giảm 7,34% so với năm 2022); trong đó, số hộ nghèo là 59.496 hộ, chiếm 31,12% tổng số hộ toàn tỉnh (giảm 10.822 hộ, giảm 5,96% so với năm 2022); số hộ cận nghèo 22.955, chiếm 11,49% tổng số hộ toàn tỉnh (giảm 2.454 hộ, giảm 1,38% so với năm 2022).

Năm 2024 tiếp tục xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, Hà Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên 4% (giảm khoảng 7.821 hộ nghèo đa chiều), các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%, hạn chế thấp nhất hộ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh mới.

Bên cạnh đó, tập trung giải quyết việc làm cho 18.000 lao động, trong đó đi làm việc nước ngoài và các tỉnh trong nước 10.500 người; phấn đấu 100% lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ Bảo hiểm y tế. Bảo đảm tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt trên 98%.

Đồng thời, giáo dục nghề nghiệp cho 10.500 lao động, phấn đấu cuối năm 2024 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%. Hỗ trợ nhà ở cho 4.184 hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về nhà ở trên địa bàn 7 huyện nghèo; trong đó, xây mới 3.004 hộ, sửa chữa 1.180 hộ. Phấn đấu 88% hộ nghèo, cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 50% hộ nghèo, cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cuối năm 2024 đạt 94,8%. Phấn đấu 85% hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet...

Để sớm hoàn thành mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, tỉnh Hà Giang đã, đang triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp, phù hợp tình hình thực tế nhằm hạn chế tái nghèo, giảm nghèo bền vững; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đây là cơ sở để tin tưởng mục tiêu giảm nghèo sẽ sớm được hiện thực hóa, giúp người dân ở vùng cao Hà Giang ấm no, ổn định cuộc sống.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Hộ nghèo

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình