Thứ hai 25/11/2024 23:59

Hà Giang: Phát triển thương hiệu cam sành vùng “cực Bắc”

Tỉnh Hà Giang đã nhận diện điểm nghẽn, kịp thời ra quyết sách, khơi dòng vốn chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển bền vững cây cam sành.

Cam sành là cây bản địa, gắn với truyền thống sản xuất, canh tác của người dân 3 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Việc triển khai đồng bộ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP đã góp phần quan trọng khai thác hiệu quả quyền bảo hộ cam sành Hà Giang. Cùng với đó, công tác xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm gắn liền với gìn giữ, phát huy uy tín, danh tiếng cam sành Hà Giang đã trở thành yếu tố chiến lược để thương hiệu cam Sành không ngừng vươn xa.

Ảnh minh họa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý Hà Giang dùng cho chỉ dẫn địa lý sản phẩm cam sành của tỉnh. Các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Công thương, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp tuyên truyền về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cam sành Hà Giang, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, kết nối văn hóa với du lịch... Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý đã phát huy vai trò quan trọng trong việc gìn giữ uy tín, danh tiếng cam sành Hà Giang; đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định về chất lượng, xuất xứ của sản phẩm.

Từ năm 2021 đến nay, tại 3 huyện trọng điểm về cam của tỉnh đã có trên 290ha cam sành của nhiều hộ dân được giải ngân nguồn vốn vay gần 5,3 tỷ đồng (ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay theo Nghị quyết 58 HĐND tỉnh) để nâng cao chất lượng cam sành. Bình quân, các hộ đầu tư từ 40 – 45 triệu đồng để chăm sóc thâm canh 1 ha cam (chiếm 67% tổng kinh phí được vay). Số kinh phí còn lại (15 – 20 triệu đồng/ha) được các hộ sử dụng làm đường giao thông nội vườn, mua dụng cụ cắt tỉa, tạo tán hoặc đầu tư tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tại các vườn cam được vay vốn đầu tư thâm canh cho thấy: Đa phần cây sinh trưởng, phát triển tốt, cây khỏe, lá xanh đậm, mẫu mã quả đẹp, đồng đều, trọng lượng đạt 4 quả/kg, cam sành loại I chiếm từ 70 – 80%, độ ngọt (brix) bình quân đạt trên 10%. Đặc biệt, lợi nhuận của các nhà vườn tăng từ 21 – 24 triệu đồng/ha so với trước khi vay vốn đầu tư nâng cao chất lượng cam sành.

Cùng với kết quả trên, tỉnh đã bố trí 320 triệu đồng để hỗ trợ Trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức bảo tồn nguồn gen, nhân giống tốt với số lượng thực hiện là 640 cây cam sành. Đồng thời, bố trí gần 190 triệu đồng hỗ trợ công tác quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam Sành. Hiện, các tổ chức, cá nhân đang hoàn thiện hồ sơ để thụ hưởng chính sách theo quy định.

Chắt lọc tinh hoa của đất trời cực Bắc, cam sành Hà Giang đã khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường, trở thành “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt” – danh hiệu vàng do Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam chứng nhận; xuất sắc lọt top 10 sản phẩm, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chứng nhận. Cùng với đó, thông qua công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, cam sành Hà Giang ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng. Không chỉ chinh phục thị trường miền Bắc, cam sành Hà Giang đang vươn xa đến thị trường miền Nam khi sản phẩm được bày bán ở các siêu thị lớn trong cả nước, như: VinMart, BigC, Hapro, Saigon co.op... với sản lượng bình quân từ 300 đến trên 500 tấn/năm.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử