Thứ năm 21/11/2024 23:13

Hà Giang gia tăng các sản phẩm OCOP phục vụ phát triển du lịch

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Yên Minh đã có 19 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao cấp tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.

Yên Minh là một trong 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) và là huyện nghèo của Hà Giang được thụ hưởng Chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, từ tháng 3/2018 đến nay, huyện Yên Minh đã có 19 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao cấp tỉnh. Các sản phẩm OCOP của Yên Minh đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và thúc đẩy quá trình phát triển du lịch của địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP, Yên Minh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành, các cấp chính quyền và đông đảo quần chúng nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện đã ban hành kế hoạch và danh mục phát triển các sản phẩm OCOP đối với từng vùng sinh thái cụ thể. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP phục vụ cho phát triển du lịch, huyện đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Có thể kể đến một số sản phẩm OCOP chủ yếu của huyện Yên Minh đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao cấp tỉnh như: Hồng không hạt Na Khê, mật ong bạc hà Phúc Hưng, thảo quả, thịt bò khô, chè Shan tuyết, rượu ngô men lá….

Các sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Yên Minh được gắn liền với các sản phẩm du lịch của huyện và là sản phẩm du lịch của tỉnh. Nhờ đó, trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của Yên Minh đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên vùng cao nguyên đá.

Bên cạnh đó, ngành du lịch của tỉnh cũng góp phần tiêu thụ và thúc đẩy quá trình phát triển các sản phẩm OCOP của huyện Yên Minh. Vì vậy, trong những năm qua, thu nhập của người dân huyện Yên Minh trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng không ngừng được nâng lên. Đó cũng chính là nền tảng quan trọng giúp huyện xây dựng thành công nông thôn mới trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, huyện đã đẩy mạnh thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm OCOP. Nhờ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đây cũng chính là một trong các chủ trương lớn trong xây dựng nông thôn mới và mở rộng phát triển du lịch gắn với công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Mật ong bạc hà Phúc Hưng - sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh của huyện Yên Minh

Do đặc thù về thời tiết khí hậu và nông hóa thổ nhưỡng đã tạo cho Yên Minh một loài cây ăn quả đặc thù được mọi người tiêu dùng và du khách ưa chuộng, đó là giống hồng không hạt Na Khê. Loài cây ăn quả này của Yên Minh đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Vì vậy trong những năm qua, nhất là từ khi được công nhận là đặc sản của địa phương và là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, cây hồng không hạt Na Khê luôn được huyện quan tâm quy hoạch phát triển, mở rộng diện tích và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng.

Hồng không hạt Na Khê, huyện Yên Minh một trong các sản phẩm OCOP thu hút khách du lịch

Bên cạnh đó, do đặc thù của địa phương, cây hoa bạc hà tự sinh trưởng tự nhiên từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch của năm sau. Đây chính là điều kiện giúp huyện đẩy mạnh phát triển nuôi ong mật bạc hà. Trong niên vụ mật ong bạc hà 2022 – 2023, toàn huyện Yên Minh đã phát triển được 7.624 đàn ong của 5 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác, nhóm sở thích và trên 200 hộ nuôi ong. Cũng trong niên vụ 2022 – 2023, huyện Yên Minh đã tiêu thụ được trên 15.600 lít mật ong bạc hà với tổng giá trị đạt khoảng 6 tỷ 240 triệu đồng.

Bên cạnh đó, do đặc thù là một huyện vùng cao núi đá, nguồn đất canh tác bị hạn chế nên Yên Minh đã xác định phát triển chăn nuôi gia súc, chủ yếu là phát triển chăn nuôi bò, ngựa, dê… theo hướng hàng hóa trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Thịt khô bò vàng của Yên Minh là một trong những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh của Hà Giang.

Vì vậy, trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo người dân tận dụng các nguồn đất đồi núi bỏ hoang và chuyển các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi chăn nuôi gia súc, trong đó chủ yếu là chăn nuôi bò, ngựa, dê. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Phòng Nông nghiệp, Trạm Thú y phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trên đàn gia súc. Nhờ đó, trong những năm qua, đàn gia súc của Yên Minh, trong đó chủ yếu là giống bò vàng đã được cải tạo nâng cao tầm vóc, thể trạng. Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm OCOP thịt khô bò vàng Yên Minh.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Yên Minh cho biết: Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của huyện đã góp phần thúc đẩy và mở rộng phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm, góp phần quan trọng trong quá trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Phạm Văn Phú
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024