Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Để tìm hiểu rõ hơn về kết quả đạt được sau gần 2 năm triển khai chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt Chương trình) của tỉnh Hà Giang, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Triệu Trung Hiệp – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang.
Là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, với 19 dân tộc anh em, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt xấp xỉ 50% vậy thời gian qua chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được Hà Giang cụ thể hóa như thế nào, thưa ông?
Năm 2022, là năm đầu tiên Hà Giang triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh Hà Giang trong công tác tổ chức quản lý chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, thành lập và kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã); Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết nguyên tắc, tiêu chí phân bổ nguồn vốn, Nghị quyết phân bổ nguồn vốn hng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo triển khai Chương trình.
|
Qua hơn một năm thực hiệ, có thể khẳng định Chương trình có chế độ, chính sách, nội dung dự án đầu tư, hỗ trợ phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu nguyên vọng của người dân, do đó được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia triển khai các dự án.
Vậy công tác thực hiện và kết quả đạt được như thế nào thưa ông?
Từ năm 2021, các Chương trình chính sách dân tộc được tích hợp thực hiện theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung, dự án thành phần đã được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là chương trình lớn so với 2 chương trình MTQG (Nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững).
Có điện đồng bào dân tộc đã đầu tư máy móc vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Thu Hường |
Cụ thể, Chương trình thực hiện trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trừ Thị trấn Vĩnh Tuy - huyn Bắc Quang). Qua gần 2 năm triển khai trên địa bàn tỉnh, đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung và đối với các xã khu vực III, khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Về tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 toàn tỉnh có 42,08%; năm 2022 giảm còn 37,08%...
Có thể kể đến một số kết quả đáng ghi nhận như: Tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Giang năm 2022 đạt 7,62%, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 34,24 triệu đồng/người/năm tăng 3,66 triệu đồng so với năm 2021.
Hạ tầng giao thông kết nối các huyện, xã, thôn luôn được quan tâm đầu tư, các tuyến đường kết nối với các cửa khẩu giáp biên giới như quốc lộ 2 kết nối với Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo đã được đầu tư đạt cấp III; các tuyến quốc lộ khác đều được quy hoạch, đầu tư nâng cấp đạt cấp IV, V như: Quốc lộ 4C, quốc lộ 04...
96,2% hộ dân tại Hà Giang được sử dụng điện lưới quốc gia. Ảnh: Phạm Tiệp |
Đến hết năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh có 96,2% hộ dân được sử dụng điện từ các nguồn. 100% các xã (175/175 xã) có điện lưới quốc gia. Trên địa bàn tỉnh có 40 nhà máy thủy điện đang phát điện vào lưới điện quốc gia với tổng công suất lắp đặt là 752,5 MW.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 95%, tăng 3% so với năm 2021. Hệ thống cơ sở trường học, y tế được củng cố. Điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học và thiết bị y tế ở các cơ sở đã được đầu tư cải thiện. Đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập, khám chữa và điều trị bệnh của nhân dân trên địa bàn.
Ngoài những chính sách của Trung ương, tỉnh Hà Giang đã quan tâm chỉ đạo và có những cơ chế, chính sách gì cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thưa ông?
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh trình Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ban hành 19 Nghị quyết; UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền 35 văn bản (quyết - định, kế hoạch, thông báo của UBND tỉnh) để triển khai thực hiện. Trong đó, ban hành nhiều cơ chế chính sách như: Cơ chế quay vòng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang; cơ chế giao cho cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ là người dân cư trú trên địa bàn xã có dự án tổ chức thực hiện các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Hiệu quả của Chương trình và các chính sách của tỉnh đã góp phần thay đổi diện mạo đời sống, kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của tỉnh Hà Giang như thế nào, thưa ông ?
Qua gần hai năm triển khai thực hiện chương trình, cơ bản các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần đã được triển khai thực hiện và phân bổ vốn đến các đơn vị, các địa phương thực hiện.
Phần lớn các nội dung hỗ trợ, đầu tư của tiểu dự án, dự án phù hợp với nhu cầu của cơ sở và nhân dân vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe... đã giúp người dân giải quyết được các nhu cầu khó khăn thiết yếu nhất trong đời sống. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao mức thụ hưởng của nhân dân. Từ đó, củng cố niềm tin của đồng bào với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Cụ thể, tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đến năm 2022 đạt 34,3 triệu đồng, tăng 4,7 triệu đồng so với năm 2020. Trong 2 năm thực hiện Chương trình, Hà Giang đã giải quyết việc làm cho 54.138 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2022 đạt 56,6% tăng 2,6% so với năm 2020.
Nếu như năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 3,75% so với cuối năm 2020 (6.628 hộ thoát nghèo), trong đó tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 giảm còn 18,54%, đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh (theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025) là 49,95% giảm 5,17% so với cuối năm 2021.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Hà Giang đề ra những mục tiêu, giải pháp gì nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trong tỉnh, thưa ông?
Chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các Chương trình mục tiêu quốc gia, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai các thủ tục đầu tư, thẩm định dự án; bảo đảm yêu cầu về chất lượng, rút ngắn thời gian để công tác triển khai và giải ngân được kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Chính sách dân tộc đã tạo động lực trong phát triển kinh tế tại vùng đồng bào DTTS ở Hà Giang. Ảnh Thu Hường: Du khách tham quan trải nghiệm tại HTX Dệt Lanh Lùng Tám |
Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình. Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện giám sát chuyên đề, đồng thời các Sở, ngành của tỉnh theo chức năng quản lý đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tại các huyện, thành phố. Đặc biệt, UBND tỉnh ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ cho các đơn vị phụ trách, theo dõi các huyện trong tổ chức triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Trực tiếp làm việc với cơ sở 2 lần/tháng để kịp thời nằm bắt, hướng dẫn các huyện, thành - phố trong quá trình tổ chức thực hiện. Qua công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời - phát hiện và tham mưu chỉ đạo khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện.
Hàng tháng, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn, ngân sách nhà nước năm 2023 so với phiên họp tháng trước; qua đó, để kịp thời chỉ đạo khắc phục những khó khăn vướng mắc ở cơ sở nhằm đẩy mạnh thực hiện và hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2023.
Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia đầy đủ của người dân. Đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư, huy động tối đa các nguồn vốn của các tổ, chức, doanh nghiệp và nhân dân hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, dân cư với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn lực theo thứ tự các mục tiêu ưu tiên.
Xin cám ơn ông!