Thứ tư 27/11/2024 13:47

Góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Phần II

Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Báo Công Thương tiếp tục đăng ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội.

PHẦN THỨ HAI

TỔNG HỢP Ý KIẾN THAM GIA ĐỐI VỚI TÓM TẮT DỰ THẢO

BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI 10 NĂM 2011-2020, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 10 NĂM 2021-2030

I. NHẬN XÉT CHUNG

Dự thảo Báo cáo đã thể hiện khách quan những kết quả đã đạt được, thẳng thắn chỉ ra và phân tích những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn 2011 - 2020 và giai đoạn 2016 - 2020 trên các mặt kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; các đột phá chiến lược; phát triển vùng, kinh tế biển, đô thị, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hội nhập quốc tế; văn hóa xã hội, quản lý tài nguyên, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; quản lý nhà nước, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

II. NHỮNG ĐIỂM CẦN TIẾP TỤC BỔ SUNG, HOÀN THIỆN

1. Về kết quả đạt được

1.1. Tại mục I. Kết quả đạt được (trang 49):

Xem xét bổ sung đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, xã hội và môi trường đã được đề ra trong phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. So sánh kết quả đạt được trong thực tế với mục tiêu đề ra trong Chiến lược để thấy mục tiêu đó đạt/không đạt.

1.2. Tại mục II. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (trang 54):

Dự thảo Báo cáo (trang 55) có đề cập đến nguyên nhân là “Cơ cấu đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường và chưa đáp ứng kịp thời cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đề nghị xem xét sửa lại thành: “Cơ cấu đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường và chưa đáp ứng kịp thời đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ.

2. Về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030

- Đề nghị xem xét lựa chọn Phương án 2 (trang 59) đến năm 2030, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao, vì đây là phương án phù hợp với mục tiêu tổng quát đã được xác định trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đó là: “Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

- Mục II. Quan điểm phát triển (trang 61): Đối với 5 quan điểm phát triển được đề cập trong dự thảo báo cáo, xem xét bổ sung cụm từ nguồn nhân lực chất lượng cao vào với quan điểm phát triển thứ nhất: “Phát triển nhanh và bền vững chủ yếu dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” thành“Phát triển nhanh và bền vững chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo”.

3. Về mục tiêu chiến lược

Tại khoản 2 Mục 2. Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế (trang 62): đề nghị xem xét bổ sung chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế (tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP, và một số chỉ tiêu phát triển về công nghiệp, thương mại. Chẳng hạn như, tăng trưởng sản xuất công nghiệp; quy mô xuất nhập khẩu; xuất nhập khẩu bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu…

4. Về các đột phá chiến lược

- Đối với các đột phá chiến lược, Ban Chấp hành Trung ương nhận định: Ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài vẫn còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Cụ thể gồm 3 đột phá chiến lược là: (1) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.

Đây là nội dung quan trọng, được Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII và Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030. Ý kiến được đề xuất xem xét đối với nội dung này là: Đề xuất xem xét, sắp xếp lại thứ tự các đột phá chiến lược theo hướng: Đưa nội dung đột phá chiến lược thứ 2 về "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" lên trước tiên, tiếp đó là các đột phá chiến lược về "Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển" và về "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại" để khẳng định đây là đột phá chiến lược có ý nghĩa quan trọng nhất, dẫn dắt và quyết định những nội dung quan trọng khác.

- Đối với đột phá chiến lược trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo:

Mục IV.2 (trang 63) bổ sung, nhấn mạnh: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người và thúc đẩy đổi mới sáng tạo; chú trọng nâng cao ngoại ngữ, tin học, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của Cách mạng 4.0; nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi mô hình đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ, một phần mục tiêu tự chủ toàn bộ kinh phí. Nhà nước tập trung phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, khuyến khích tư nhân phát triển giáo dục đại học và dạy nghề dưới hình thức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận; tiếp tục triển khai các giải pháp chống mù chữ và tái mù chữ.

Các bước đi, lộ trình cần được nghiên cứu công phu, đổi mới giáo dục cần đồng bộ với đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng, sử dụng lao động; đồng bộ với việc cải cách tiền lương, tăng thu nhập và nâng cao đạo đức, trình độ của đội ngũ nhà giáo; tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo khoa học kỹ thuật. Cần có định hướng cụ thể chú trọng đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng thực hành cho người lao động và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Về phát triển văn hóa, con người Việt Nam (khổ thứ 2, trang 64): đề nghị xem xét, bổ sung những nội dung về tình trạng suy thoái văn hóa, suy đồi đạo đức trong xã hội, tình trạng lộn xộn trong các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng dân gian. Song song với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cần mạnh dạn loại bỏ các hủ tục, tập tục lạc hậu.

- Lĩnh vực y tế cần có những chính sách tương tự như trong lĩnh vực giáo dục, nhà nước chịu trách nhiệm về các dịch vụ y tế cơ bản cho đại đa số người dân, bù đắp chi phí nhưng phi lợi nhuận, trong khi khối tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ cao cấp, tự nguyện phục vụ đối tượng có nhu cầu.

- Các nội dung liên quan đến Mục III về mục tiêu chiến lược (trang 62 -63) và Mục IV về các đột phá chiến lược (trang 63 - 64) cần được hoàn thiện theo hướng nêu rõ những nội dung đã thực hiện được, những hạn chế, bất cập và phương hướng, giải pháp; trong đó cần tiếp thu có chọn lọc tối đa những văn kiện đã được xây dựng trong khóa XII.

5. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Đề nghị bổ sung giải pháp liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đất đai nhằm xử lý các bất cập dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp phát sinh trong thời gian qua; xây dựng các giải pháp về phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Bỏ cụm từ “tử tế” trong câu “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người tử tế, giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, đức tính cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo” (trang 75) thành: “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, đức tính cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo”.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả